Ký sự Pháp hội Sáu sức trang hoàng Naropa 2004 | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Ký sự Pháp hội Sáu sức trang hoàng Naropa 2004

1088
19/09/2016 - 08:08
 
Ngày 02 tháng 7 năm 2004 cát tường là một ngày rất quan trọng của Truyền thừa Drukpa ngày Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa sẽ khoác Sáu Sức Trang Hoàng Naropa lần thứ ba. Sự kiện này đã thu hút được 130.000 người tham dự ở Ladakh. Sáu Sức Trang Hoàng này là Pháp bảo Kiến Tức Giải Thoát của Đại Thánh giả Naropa ở thế kỷ XI và Đức Tsangpa Gyare (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I của Truyền thừa Drukpa và là hóa thân chuyển thế của Ngài). Rất nhiều Phật tử vùng Himalaya và đệ tử khắp nơi trên thế giới của Đức Pháp Vương đã chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt cát tường này cách đó một vài năm. Đức Pháp Vương đã ủy quyền cho Lama Nawang, người đại diện của Ngài ở Châu Âu tổ chức một chuyến hành hương tâm linh để tham dự Đại pháp hội Naropa cho tất cả những đệ tử nước ngoài từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7. Dưới sự trợ giúp của Công ty du lịch văn hóa Potala ở New Delhi, Công ty du lịch thám hiểm Sindhu ở Ladakh và với sự hỗ trợ của Joel Huguet, Giám đốc Trung tâm Drukpa Plouray, Lama Nawang đã tổ chức một chuyến triều bái mang lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho những người tham dự.
 
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trong Sáu Sức Trang Hoàng Naropa, năm 2004, Ladakh)

Không bất ngờ khi chuyến hành hương tới Ladakh đã gây nhiều khó khăn cho những Phật tử nước ngoài chưa quen với việc leo núi để tới những thánh địa của Naropa, tham gia vào Đại pháp hội này. Họ phải đối mặt với những căn bệnh lạ ở vùng núi, thời tiết rất lạnh, gió và độ cao, họ đã phải vượt qua những khó khăn, chướng ngại về thân thể và tâm lý. Thậm chí, cả những người kiên nhẫn nhất đôi khi cũng không thể giữ được bình tĩnh. Như Đức Pháp Vương đã nói trong nhật ký của Ngài rằng: “Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhiều tiện nghi thì con người ta luôn luôn dễ dàng kiên nhẫn và thực hành Bồ Đề Tâm. Nhưng khi phải trải qua những điều kiện, hoàn cảnh bất lợi khắc nghiệt thì đó mới thực sự là thước đo Bồ đề tâm và lòng đại từ đại bi”. Tuy nhiên, Lama Nawang cùng cộng sự của Ngài đã nỗ lực rất nhiều, dựng lên những chiếc lều cho những Phật tử nước ngoài, để họ có những điều kiện thoải mái nhất có thể. Hơn 700 túp lều được dựng trước cung điện Naropa ở Shey, 60 nhà vệ sinh, 60 bồn rửa cũng được xây dựng tạm ở gần khu lều. Một trung tâm điện thoại quốc tế, một trụ sở y tế, một căng tin và một đội cấp cứu cũng được lập ra ở gần đó. Tất cả những thứ này nhằm đảm bảo chắc chắn rằng những người Phật tử nước ngoài có được sự thoải mái nhất. Bởi họ cần được hỗ trợ trong suốt cuộc hành trình triều bái thánh địa này.
 

(Chư Ni Truyền thừa Drukpa)
 
Từ năm 1978 cho đến nay, năm nào vào mùa hạ, Đức Pháp Vương cũng quang lâm tới Ladakh, đến những tự viện khác nhau để chia sẻ Phật Pháp và kinh nghiệm của Ngài tới dân chúng nơi đây. Ladakh là một thánh địa linh thiêng với những tự viện và sơn động, nơi rất nhiều bậc Thầy đã sống và tu tập, đó cũng là vùng đất huyền bí, linh thiêng của Dakini - những nữ hành giả giác ngộ. Theo Đức Pháp Vương, có nhiều di sản và công trình di tích linh thiêng của Truyền thừa do các Dakini kiến lập, cũng như đã bảo hộ, nâng đỡ về tinh thần cho những hành giả chân chính trải qua nhiều thời đại. Dọc theo tuyến đường tới Kortsa có thể thấy ít nhất bốn đến năm biểu tượng linh thiêng được xây dựng bởi những Dakini. Như đoạn đường từ Leh tới Hemya, dọc theo dòng sông ILY, có tôn tượng linh thiêng của Mahakala hiển diện tự nhiên trên vách đá một cách rất rõ ràng.
 
(Cung điện Naropa tại Shey, Ladakh)

Vì Đức Naropa là hóa thân chuyển thế của Đức Phật Quan Âm - Đức Phật của tâm đại từ đại bi nên Đức Pháp Vương cho rằng việc thực hành pháp Drubchen hay Đại Thành Tựu Pháp bảy ngày của Đức Quán Thế Âm là thực sự cần thiết. Để tham dự Pháp hội này, Đức Pháp Vương đã từ New Delhi tới Ley, thủ phủ của Ladakh vào ngày 23 tháng 6 năm 2004, sớm hơn 2 ngày so với dự kiến.
Trong suốt đại lễ Drubchen từ ngày 23 cho đến ngày 30 tháng 6, rất nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức tại cung điện Naropa ở Shey trước khi tiến hành chuẩn bị Pháp hội Naropa, Kiến Tức Giải Thoát. Lần này Đức Pháp Vương đã yêu cầu hơn 200 chư Ni chịu trách nhiệm toàn bộ Đại Thành Tựu Pháp Drubchen.

 
(Tự viện Hemis tại Ladakh, nơi diễn ra Pháp hội Sáu Sức Trang Hoàng Naropa)
 
Trong đại lễ Drubchen, việc đầu tiên phải làm là an vị tứ đại Hộ Pháp Thiên Vương. Rất nhiều bậc Thầy quan trọng của Truyền thừa Drukpa đã có mặt ngay tại buổi khai đàn pháp hội như: Đức Nhiếp Chính Vương Choegon Rinpoche Tenzin Chokyi Gyasho, Đức Nhiếp Chính Vương Drukpa Thuksey Rinpoche, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa, Đức Nhiếp Chính Vương Stakna Rinpoche và Đức Sey Rinpoche tôn quý. Trong khi Ni chúng đang tiếp tục thực hành đại lễ Drubchen ở Shey, Đức Pháp Vương đã cùng những người hành hương đến tự viện Hemis vào ngày 28 tháng 6 năm 2004 để chiêm bái bức Thangka Thượng sư Liên Hoa Sinh 300 năm tuổi được trưng bày mười hai năm một lần, tham dự trình diễn vũ điệu Liên Hoa Sinh và các hóa thân của Ngài.
 
 
(Thangka Thượng sư Liên Hoa Sinh tại Tự viện Hemis)
 
Đến gần cuối của vũ điệu này, một hình tượng Lingam biểu trưng cho ngã chấp bị cắt thành từng thành phần nhỏ biểu trưng cho “tà không thể thắng chính”. Đã có hơn 80.000 người tham dự, mặc dù không gian hạn chế nhưng rất nhiều người vẫn cố gắng chen vào bên trong nội điện, và các đền nhỏ để chiêm bái những bức tượng quý, những kinh điển của Truyền thừa và của toàn bộ lịch sử Phật giáo Himalaya. Tối ngày 27, 29 và 30 tháng 6, hai đệ tử Ni của Đức Pháp Vương đã chính thức trình diễn vũ điệu mặt nạ, một vũ điệu độc đáo của truyền thống Druchen. Vũ điệu mặt nạ - vũ điệu Cham nhằm loại bỏ những nghiệp chướng và những nghiệp lực tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu tới lễ hội và làm sao lãng sự tập trung của hành giả. Để chuẩn bị Pháp hội này, các Ngài đã cúng dường 100.000 phẩm vật Tshog và 100.000 ngọn đèn để những người tham dự tích lũy được vô lượng công đức. Đức Pháp Vương đã chuẩn bị cho Đại lễ Naropa bằng việc khai thị 37 pháp thực hành Bồ Tát đạo vào ngày 01 tháng 7 tại cung điện Naropa. Đại lễ quán đỉnh được chuẩn bị công phu đã mang lại sự nâng đỡ, trợ giúp tâm linh và lợi ích vô cùng lớn lao cho người tham dự. Ngày hôm sau là Đại lễ Naropa, có khoảng 130.000 người tham dự tại quảng trường phía trước cung điện Naropa. Mặc dù trời rất nắng nóng nhưng tất cả mọi người vẫn bình tâm nghe pháp, đón nhận sự gia trì trong suốt buổi đại lễ kéo dài 6 tiếng. Đức Pháp Vương đã nói trong nhật ký của Ngài: “Để đón nhận được toàn bộ gia trì từ Sáu Sức Trang Hoàng Naropa, điều đầu tiên là phải tin tưởng vào sự hiện diện của Đức Naropa, phải có chính kiến và lòng thành tâm với Ngài và Truyền thừa của Ngài. Điều thứ hai là phải thực sự tin tưởng tuyệt đối rằng Sáu Sức Trang Hoàng này cũng giống như xá lợi của Đức Phật có năng lực ban kiến tức giải thoát. Với lòng thành tâm và sự hiểu biết này bạn có thể chiêm bái Sáu Sức Trang Hoàng Naropa với Bồ Đề Tâm vì lợi ích của mọi người. Đó là phương pháp để đón nhận sự gia trì”. Người dân Ladakh và Kinnaur đã trình diễn những điệu múa mang đầy bản sắc văn hóa địa phương, nhưng cũng đầy vẻ trang nghiêm của Pháp hội. Đức Pháp Vương đã nói: “Tôi luôn thấy thú vị với những khoảng khắc như thế này, khi dân làng vui vẻ trình diễn những nét văn hóa độc đáo của họ và chia sẻ tình yêu thương tới tất cả mọi người”.
(Vũ điệu Tám Hóa thân Thượng sư Liên Hoa Sinh)
 
Buổi tối hôm đó, nhận lời thỉnh cầu của chính quyền địa phương ở Shey, Đức Pháp Vương cùng các Rinpoche, chư Tăng và chư Ni quang lâm một hồ linh thiêng ngay bên cạnh thung lũng Shey, phụng hiến cúng dường cho Naga ở đó. Sau một ngày dài đầy ắp những sự kiện. Sáng hôm sau, mọi người đã cùng vân tập tại cung điện Naropa để chiêm bái Mandala của Đức Quán Thế Âm và vương miện của Đức Naropa. Đã có một vài tai nạn nhỏ xảy ra ngoài ý muốn do mọi người chen lấn. Chính quyền địa phương đã cử một đội cứu hỏa tới phun nước để ngăn mọi người tiến đến gần hơn tới hàng rào, và giải tán đám đông. Vì vậy, lễ trưng bày Mandala đã phải tạm thời dừng lại và được tiếp tục sau đó 2 ngày.

Tại Trường học Drukpa Liên Hoa

Vào ngày mùng 04 tháng 7 năm 2004, sau Đại lễ Sáu Sức Trang Hoàng Naropa, Đức Pháp Vương cùng Trung tâm Drukpa Trust của Ngài tại nước Anh đã mời toàn bộ những đệ tử, khách mời của Lama Ngawang đến thăm Trường học Druk Liên Hoa và những dự án về giáo dục mà Đức Pháp Vương luôn tâm nguyện.

Trường học Druk Pema Karpo

 
“Chúng tôi hy vọng, không chỉ là hy vọng mà chúng tôi đang thực hiện những dự án để bảy hoặc tám năm nữa sẽ hoàn tất toàn bộ dự án, cuối cùng sẽ xây dựng một trường đại học tầm cỡ quốc tế nhằm giáo dục nền tri thức không những chỉ của Ladakh mà còn của nhiều nền tri thức khác trên thế giới. Xin cảm ơn mọi người”.
Hơn 200 em học sinh đã trình diễn những vũ điệu đầy cảm hứng. Tất cả mọi người đều cảm thấy rằng tương lai, niềm hy vọng trong việc bảo tồn duy trì toàn bộ nền văn hóa độc đáo, đầy bản sắc đang dần bị mai một của Ladakh và vùng Himalaya được đặt nơi những em bé này. Đức Pháp Vương hoàn toàn tin tưởng rằng với sự nâng đỡ, viện trợ của rất nhiều người hảo tâm, ngôi trường này sẽ dần phát triển thành một Viện Phật học mang tầm cỡ giáo dục quốc gia, không chỉ cho người dân trong nước mà còn cho cả người nước ngoài.

 
(Tự viện Chemdrey)
 
Vào ngày 5 tháng 7, sau khi Đức Pháp Vương trưng bày Sáu Sức Trang Hoàng Naropa tại cung điện Naropa ở Shey, Ngài đã thỉnh Sáu Sức Trang Hoàng này tới tự viện Chemdrey. Người dân địa phương đã biểu diễn những vũ điệu độc đáo để cung đón Đức Pháp Vương, bởi đây là lần đầu tiên Sáu Sức Trang Hoàng được cung thỉnh đến với người dân nơi đây. Tự viện Chemdrey Sengye đã từng được cúng dường lên Đức Taktsang Repa, một Thượng sư tâm linh của Vua Sengye Namgyal, khi Ngài viên tịch vào năm 1642. Đức Taktsang Repa đã cho tôn tạo lại một phần của tháp thành một tự viện, đắp nhiều bức tượng và xây dựng một quảng trường phục vụ cho lễ hội trình diễn vũ điệu Mật thừa. Với tư cách là người hướng đạo tâm linh chính ở Ladakh, Đức Pháp Vương đã quang lâm nhiều ngôi làng ở Ladakh để viên mãn sở nguyện của chúng sinh.

Trong suốt chuyến hành hương triều bái thánh địa, Đức Pháp Vương đã hết sức cố gắng tranh thủ thời gian để gặp mặt các Phật tử địa phương và giảng giáo pháp theo thỉnh cầu của họ. Hầu hết các thôn trang địa phương đang phải chịu đựng tình trạng thiên tai hạn hán. Đức Pháp Vương đã rất cố gắng để viên mãn nguyện vọng cầu mưa của họ.
Trên đường đến Kortsa ngày 07 tháng 7 năm 2004, với sự tháp tùng của chư Tăng và hơn 350 Phật tử nước ngoài, Đức Pháp Vương đã quang lâm những thôn trang của Tire, Kere, Kessah, Skidmang và Chumathang và khai thị giáo Pháp cho người dân ở đó.
(Vùng đất Kortsa, Ladakh)
 
Bởi vùng Kortsa cao hơn Leh và Shey 300 mét nên để thích nghi được với thời tiết ở đây thật khó khăn đối với một số người hành hương, một vài người đã phải quay trở lại khu vực cắm trại ở Shey theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Số còn lại tham gia vào khóa tu nhập thất Vajrayogini. Đây là bản tôn Yidam Vajra Varahi của Truyền thừa Drukpa. Trong suốt khóa nhập thất, 10 vạn phẩm vật cúng dường Tshog đã được phụng hiến cúng dường vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Sau khi kết thúc quán đỉnh Vajrayogini vào ngày 13 tháng 7 năm 2004, Đức Pháp Vương đã cho tất cả mọi người đi dã ngoại ở hồ thiêng Jelye Tso gần đó. Hơn một nửa số người hành hương đã có chuyến bộ hành rất khó khăn từ Kortsa đến Jelye Tso. Nhưng với Đức Pháp Vương, đây cũng là một cách tịnh hóa các ác nghiệp. Khóa lễ Hỏa tịnh được thực hiện ngay bên cạnh hồ, Đức Pháp Vương đã sử dụng bộ linh chử linh thiêng quý giá của Đức Liên Hoa Sinh, những pháp khí này đã được cất giữ bởi Minh phi Yeshe Tsogyel của Thượng sư Liên Hoa Sinh vào thế kỷ thứ VIII. Hàng trăm năm sau đã được khám phá bởi Thượng sư Pedma Lingpa.

Sau cuộc trao đổi ngắn với những tình nguyện viên của dự án Từ thiện Drukpa, Đức Pháp Vương đã đi bộ trở lại Kosta cùng với nhiều đệ tử. Trên đường trở về Leh, Đức Pháp Vương yêu cầu tất cả những người hành hương đã tham dự khóa nhập thất cùng theo Ngài đến thăm những ngôi làng. Tất cả người dân trong các ngôi đều rất đỗi vui mừng, chân thành cung đón Đức Pháp Vương.
Trên đường đi từ Tự viện Hemis tới Skara, nhận lời thỉnh cầu chính thức của Hoàng hậu Ladakh, Đức Pháp Vương đã viếng thăm Hoàng hậu tại cung điện Stok. Cùng tối hôm đó, Tăng đoàn Tự viện Hemis đã thỉnh mời nhóm Phật tử nước ngoài của Lama Nawang tham dự bữa tiệc tại tự viện của Đức Pháp Vương ở Skara, gần Leh. Tất cả mọi người đều rất trang trọng khi đến tham dự. Tăng thân Tự viện Hemis cũng tổ chức trình diễn những vũ điệu văn hóa truyền thống đặc sắc vốn chỉ dành cho vua và hoàng gia.
(Tôn tượng tại một tự viện ở Alchi)
 
Trên đường tới Alchi, Đức Pháp Vương đã dừng lại ở Nimoo để viếng thăm một trong những tự viện của Truyền thừa Drukpa mới được xây dựng. Tự viện Alchi được kiến lập bởi Đức Rinchen Zangpo, một dịch giả uyên bác, Ngài đã hoằng dương Phật giáo tại Ladakh và những khu vực lân cận vào thế kỷ thứ XI sau công nguyên, trên đường trở về từ Ấn Độ. Tự viện này là một trong những kho tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới của Phật giáo Ấn Độ với 5 điện thờ nhỏ trong đó có những bức tượng, thangka vô giá giống hệt như những bức tượng và những thangka khác tại những hang động Ajanta ở Maharashtra. Điều này chứng tỏ Đức Phật Vairochana (Đức Phật Tỳ Lô Giá Na) đã xuất hiện một cách huyền bí ở Alchi và ban gia trì cho miền đất này.
 
(Tôn tượng tại một tự viện ở Alchi)
 
“Tôi đã nói trong một buổi thuyết pháp ngắn cho những người hành hương rằng Alchi là thánh địa linh thiêng có liên quan tới đức Phật Varochana, một trong Ngũ trí Phật, biểu trưng cho pháp giới vũ trụ. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na được thờ trong chính điện, đó cũng là điện thờ cổ nhất tại tự viện Alchi. Truyền thuyết kể lại rằng đức Phật Varochana đã hiện thân một cách vi diệu ở Alchi trong vô số kiếp và gia trì cho thánh địa này bằng sự hiển diện của Ngài”.
(Một tự viện ở Alchi)
 
Sau khi viếng thăm Alchi, Đức Pháp Vương cùng đoàn gồm chư Tăng Ni, Phật tử và những người hành hương được Vua đương thời của Ladakh mời đến thăm Tự viện Basgo Cangba cổ kính, nơi trưng bày hai tôn tượng khổng lồ của Đức Phật Maitreya Basgo. Nơi này đã từng là thủ phủ của Ladakh trước khi Vương quốc này được sát nhập với Leh.
Sau đó, tất cả mọi người quay trở lại cung điện Naropa ở Shey. Để cúng dường tạ pháp kết thúc chuyến bộ hành, tất cả mọi người cùng cúng dường Tsog Ganachakra 100.000 phẩm vật và tham dự bữa tiệc chia tay tại sông Indus do hãng du lịch Sindhu Expeditions tổ chức.
Tại xứ Sarchu
Sáng hôm sau, Đức Pháp Vương viếng thăm Tự viện Gyenmo mới được trùng tu, tôn tạo. Rất nhiều dân địa phương biết tin chuyến viếng thăm của Đức Pháp Vương nên đã chờ đón hai bên đường để cung nghinh.
Drilbu Ri 

Đức Pháp Vương cùng đoàn đi qua Drilbu Ri hay gọi là Núi Chuông bởi vì nó giống như một chiếc linh chử khổng lồ. Đây là một ngọn núi linh thiêng.
Vùng Sissu
Tự viện Drenphuk được xây dựng trên một sơn động lớn, chính nơi đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến du hóa hành hương của đức Gotsangpa đến từ Tây Tạng.
Manikaran
Tại Manikaran mọi người trong đoàn đều tắm suối nước nóng, đây là suối nước nóng nổi tiếng có thể chữa được bệnh phong hàn thậm chí bệnh viêm phế quản và các bệnh khác.
Dechen Chokhor Ling
Sau đó, nhận lời mời của Đức Nhiếp Chính Vương Choegon Rinpoche Chokyi Sengye, Đức Pháp Vương đến viếng thăm tự viện Dechen Chokho Ling của Ngài tại Kulu, đây là tự viện cùng tên với tự viện Dechen Chokhor Ling ở Tây Tạng. Sau bữa trưa, đoàn tới Mandi, mọi người rất ngạc nhiên khi được thấy các Rinpoche và chư Tăng của Ngài nghênh đón hai bên đường, trong số đó có cả Lama Wangdor và Palga Tulkou Rinpoche của Viện Phật Học Zigar. Đức Pháp Vương và đoàn khởi hành đến hồ Liên Hoa của Thượng sư Liên Hoa Sinh, đó cũng chính là nơi Đức Pháp Vương đản sinh.
(Hồ thiêng Tso Pema, nơi Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đản sinh)
<div class="font_new" align="left"><p style="text-align: justify;" align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Ngày mùng 2 tháng 7 năm 2004 cát tường là một ngày rất quan trọng của dòng truyền thừa Drukpa bởi vì đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khoác Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa lần thứ III. Sự kiện này đã thu hút được 130.000 người tham dự ở Ladakh. Sáu Sức Trang Hoàng này là dấu hiệu kiến tức giải thoát của đấng đại thánh giả Naropa ở thế kỷ XI, ngài là hóa thân chuyển thế đức Tsangpa Gyare - Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I của truyền thừa Drukpa Phật giáo Tây Tạng. Rất nhiều các Phật tử ở vùng Hymalaya và những đệ tử hải ngoại của Pháp Vương đã chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt cát tường này cách đó một vài năm. Pháp Vương đã ủy quyền cho Lama Nawang, người đại diện của Ngài ở Châu Âu tổ chức một chuyến hành hương tâm linh tham dự đại pháp hội Naropa cho tất cả những đệ tử hải ngoại từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7. Dưới sự trợ giúp của hãng du lịch văn hóa Potala ở New Delhi và hãng du lịch thám hiểm Sindhu ở Ladakh với sự hỗ trợ của Joel Huguet, giám đốc của trung tâm Drukpa Plouray, Lama Nawang đã tổ chức chuyến triều bái này mang lại rất nhiều kinh nghiệm quí báu cho tất cả những người tham dự.</span><o:p></o:p></p>
<div align="justify">  </div>
<p align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Thật không đáng ngạc nhiên, chuyến hành hương tới Ladakh đã rất khó khăn cho những Phật tử hải ngoại chưa quen với việc leo núi tới những thánh địa của Naropa để tham gia vào đại pháp hội này. Họ đã phải đối mặt với những căn bệnh lạ ở vùng núi, cùng với kiểu thời tiết rất lạnh, gió và độ cao, họ phải vượt qua những khó khăn chướng ngại cả về thân thể lẫn tâm lý, thậm chí kể cả những người kiên nhẫn nhất đôi khi cũng không thể giữ được lịch sự. Như Pháp Vương đã nói trong nhật ký của Ngài rằng: “ Trong những điều kiện, hoàn cảnh có nhiều tiện nghi thì con người ta luôn luôn rất dễ dàng hơn để kiên nhẫn và thực hành Bồ Đề Tâm. Khi người ta phải trải qua những điều kiện, hoàn cảnh bất lợi khắc nghiệt thì đó mới thực sự là thước đo của Bồ Đề Tâm và của lòng đại từ đại bi.” Tuy nhiên, Lama Nawang cùng cộng sự của Ngài đã nỗ lực rất nhiều dựng lên những chiếc lều cho những Phật tử hải ngoại, để họ có những điều kiện thoải mái nhất tới mức có thể. Hơn 700 túp lều được dựng trước cung điện Naropa ở Shey, 60 nhà vệ sinh, 60 bồn rửa cũng được xây dựng tạm ở gần khu lều. Một trung tâm hệ thống điện thoại quốc tế, một trụ sở y tế, một căng tin và một đội cấp cứu cũng được thành lập ở gần đó. Tất cả những thứ này giúp đảm bảo chắc chắn cho những người Phật tử hải ngoại có được sự thoải mái thể chất tới mức tối đa, họ cần phải được cung cấp tất cả những năng lượng này trong suốt cuộc hành trình triều bái thánh địa.</span><o:p></o:p></p>
<div align="justify">  </div>
<p align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Từ năm 1978 cho đến nay, năm nào vào mùa hạ, Pháp Vương cũng tới Ladakh quang lâm những tự viện khác nhau ở Ladakh để chia sẻ Phật Pháp và kinh nghiệm của Ngài tới dân chúng nơi đây. Ladakh là một thánh địa linh thiêng với những tự viện và sơn động, nơi rất nhiều những đại đạo sư đã sống và tu tập, đó cũng là vùng đất huyền bí, linh thiêng của những Dakini - những nữ hành giả giác ngộ. Theo Pháp Vương, có nhiều di sản và công trình di tích linh thiêng của dòng truyền thừa do các Dakini kiến lập, đó là sự bảo hộ nâng đỡ về tinh thần cho những hành giả chân chính của nhiều thời đại khác nhau. Ví dụ như dọc theo tuyến đường tới Kortsa có thể thấy ít nhất bốn đến năm biểu tượng linh thiêng được xây dựng bởi những Dakini. Hãy nhìn đoạn đường từ Leh tới Hemya, dọc theo dòng sông ILY, có một thánh tượng đáng kinh ngạc của Mahakala hiện tự nhiên trên vách đá một cách rất rõ ràng. Vì Naropa là hóa thân chuyển thế trực tiếp của Quán Thế Âm Bồ Tát – Bồ Tát của tâm đại từ đại bi nên Pháp Vương cho rằng việc lập đàn tu tập Drubchen hay Đại Thành Tựu Pháp 7 ngày của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là thực sự cần thiết. Để tham dự pháp hội này, Pháp Vương đã từ New Delhi tới Ley, thủ phủ của Ladakh vào ngày 23/6/2004, sớm hơn hai ngày so với dự kiến.</span><o:p></o:p></p>
<div align="justify">  </div>
<p align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Trong suốt đại lễ Drubchen từ ngày 23 cho đến ngày 30 tháng 6, rất nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức tại cung điện Naropa ở Shey trước khi tiến hành chuẩn bị pháp hội Naropa Kiến Tức Giải Thoát. Lần này Pháp Vương đã yêu cầu hơn 200 ni chúng chịu trách nhiệm toàn bộ Đại Thành Tựu Pháp Drubchen. </span><o:p></o:p></p>
<div align="justify">  </div>
<p align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Trong đại lễ Drubchen, việc đầu tiên phải làm là an vị tứ đại Hộ Pháp Thiên Vương. Rất nhiều bậc thầy quan trọng của truyền thừa Drukpa đã có mặt ngay tại buổi khai pháp hội như: Nhiếp Chính Vương Choegon Rinpoche Tenzin Chokyi Gyasho, Nhiếp Chính Vương Thuksey Rinpoche, Nhiếp Chính Vương Khamtrul Rinpoche Jigme Pema Nyinjadh, Nhiếp Chính Vương Stakna Rinpoche và Sey Rinpoche tôn quý. Trong khi ni chúng đang tiếp tục thực hành đại lễ Drubchen ở cung điện Naropa ở Sey, Pháp Vương cùng những người hành hương đến tự viện Hemis vào ngày 28 tháng 6 năm 2004 để chiêm bái bức Thangka Liên Hoa Sinh 300 năm tuổi được trưng bày 12 năm một lần, tham dự trình diễn vũ điệu mặt nạ Liên Hoa Sinh và các hóa thân thần biến của Ngài, đến gần cuối của vũ điệu mặt nạ này, một hình tượng Lingam biểu trưng cho ngã chấp bị cắt thành từng thành phần nhỏ biểu trưng cho “tà không thể thắng chính”. Có hơn 80.000 người tham dự, mặc dù không gian hạn hẹp nhưng rất nhiều người vẫn cố gắng chen lấn vào bên trong nội điện, vào các đền nhỏ để chiêm bái những bức tượng có giá trị nhất, những kinh điển của dòng truyền thừa và của toàn bộ lịch sử Phật giáo Tây Tạng. Tối ngày 27, 29 và 30 tháng 6, hai đệ tử ni của Pháp Vương đã chính thức trình diễn vũ điệu mặt nạ, một vũ điệu độc đáo của truyền thống Druchen. Vũ điệu mặt nạ - vũ điệu Cham nhằm loại bỏ những nghiệp chướng và những nghiệp lực tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu tới lễ hội và làm sao lãng sự tập trung của hành giả. Để chuẩn bị pháp hội này, các Ngài đã cúng dường 100.000 phẩm vật cúng dường shook và 100.000 ngọn đèn để cho những người tham dự tích lũy được công đức rộng lớn. Pháp Vương đã chuẩn bị đại lễ Naropa bằng việc khai thị 37 pháp thực hành Bồ Tát vào ngày 01-07 tại cung điện Naropa, đại lễ quán đỉnh được chuẩn bị công phu đã mang lại sự nâng đỡ, trợ giúp tâm linh lợi ích vô cùng lớn lao. Ngày hôm sau là đại lễ Naropa, có khoảng 130.000 người tham dự tại quảng trường phía trước cung điện Naropa. Mặc dù trời rất nắng nóng nhưng tất cả mọi người vẫn bình tâm nghe pháp đón nhận sự gia trì trong suốt buổi đại lễ kéo dài 6 tiếng đồng hồ mà không hề ca thán. Pháp Vương đã nói trong nhật ký của Ngài: “</span><em><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Để đón nhận được toàn bộ gia trì từ Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa, điều đầu tiên là phải tin tưởng vào sự tồn tại của Đức Naropa, phải có chính kiến và lòng thành tâm với Ngài và dòng phái của Ngài. Điều thứ hai là phải thực sự tin tưởng tuyệt đối rằng Sáu Sức Trang Hoàng này cũng giống như xá lợi của đức Phật có năng lực ban kiến tức giải thoát. Với lòng thành tâm và sự hiểu biết này bạn có thể chiêm bái Sáu Sức Trang Hoàng của Naropa với động cơ Bồ Đề </span></em><span style="color: rgb(141, 6, 10);">T âm vì lợi ích của mọi người. Đó là phương pháp để đón nhận sự gia trì”. Dân làng địa phương Ladakh và Kinnaur đã trình diễn những điệu múa đầy bản sắc văn hóa địa phương tạo ra những khoảnh khắc mang tính nghi thức nhưng cũng đầy vẻ trang nghiêm của pháp hội. Pháp Vương đã nói: “Tôi luôn luôn thấy thú vị những khoảng khắc như thế này khi dân làng vui vẻ trình diễn những nét văn hóa độc đáo của họ và chia sẻ tình yêu thương tới tất cả mọi người.” </span><o:p></o:p></p>
<div align="justify">  </div>
<p align="justify"><span style="color: rgb(141, 6, 10);">Buổi tối hôm đó, nhận lời thỉnh cầu của chính quyền địa phương ở Shey, Pháp Vương cùng đoàn tùy tùng của Ngài, những Rinpoche chư tăng và chư ni quang lâm một hồ linh thiêng ngay bên cạnh thung lũng Shey, phụng hiến cúng dường cho Naga ở đó. Cùng tối hôm đó, Pháp Vương đã ăn tối cùng một trong những người bạn thân nhất của Ngài là Pháp Vương Chetsang Rinpoche thuộc dòng Drikung Kagyud sau một ngày dài đầy ắp những sự kiện với công chúng. Sáng hôm sau mọi người đã quần tụ tại cung điện Naropa để chiêm ngưỡng Mandala của đức Quán Thế Âm Bồ Tát và vương miện của đức Naropa. Đã có một số tai nạn nhỏ x</span><span style="color: rgb(141, 6, 10);" lang="VI">ả</span><span style="color: rgb(141, 6, 10);">y ra ngoài ý muốn vì chen lấn xô đẩy. Chính quyền địa phương đã cử một đội cứu hỏa tới phun nước để ngăn cản mọi người tiến đến gần hàng rào, để giải tán đám đông, vì vậy lễ trưng bày Mandala phải dừng lại và được tiếp tục sau đó 2 ngày.</span><o:p></o:p></p>
<

Viết bình luận

Cùng chuyên mục

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,135,604
Số người trực tuyến: