Bạn đang ở đây
Tam Pháp Ấn - Ba dấu ấn của Chính pháp
3145
27/10/2022 - 19:10
Tam Pháp Ấn là ba dấu ấn để xác nhận lời giảng chân chính của Đức Phật, bao gồm: Vô thường, Vô ngã và Niết bàn. Nếu lời giảng về Phật pháp thiếu một trong ba dấu ấn này thì đó không phải là một lời giảng Phật pháp chân thực.
VÔ THƯỜNG
Vô thường có nghĩa là luôn biến đổi, không thường hằng. Mọi thứ đến và đi, tùy vào nhân và duyên. Cái cây hình thành khi nhân (hạt giống) và duyên (đất, nước tưới…) chín muồi. Giống như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, cái cây trải qua bốn giai đoạn thành - trụ - hoại - không. Khi nhân và duyên của sự chết chín muồi, cái cây sẽ không còn. Đó là luật nhân quả. Vạn pháp là vô thường, bởi vì các pháp vốn thành, trụ, hoại, không tùy theo những nhân duyên không ngừng thay đổi.
VÔ THƯỜNG
Vô thường có nghĩa là luôn biến đổi, không thường hằng. Mọi thứ đến và đi, tùy vào nhân và duyên. Cái cây hình thành khi nhân (hạt giống) và duyên (đất, nước tưới…) chín muồi. Giống như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, cái cây trải qua bốn giai đoạn thành - trụ - hoại - không. Khi nhân và duyên của sự chết chín muồi, cái cây sẽ không còn. Đó là luật nhân quả. Vạn pháp là vô thường, bởi vì các pháp vốn thành, trụ, hoại, không tùy theo những nhân duyên không ngừng thay đổi.
(Chư Tăng Ni truyền thừa Drukpa trong chuyến hành hương Pad Yatra 2017, Ladakh)
VÔ NGÃ
Dấu ấn tiếp theo trong Tam Pháp Ấn là Vô ngã. Vì vạn pháp là vô thường, cho nên không có gì tồn tại vĩnh viễn, không ai hay thứ gì có bản ngã thường hằng - “cái tôi” hôm nay không phải là “cái tôi” ngày hôm qua; “cái tôi” của giây phút trước không phải “cái tôi” của giây phút này. Không có “cái tôi” trước khi “tôi” sinh ra. Khi “tôi” sinh ra rồi, “tôi” cũng liên tục biến đổi, không ngừng già đi. Cuối cùng “tôi” sẽ chết và lại không có “tôi”. Bản ngã của “tôi” không tồn tại vĩnh viễn. “Tôi” không có một bản ngã thường hằng, vì vậy, “tôi” vô ngã.
Nói theo ngôn ngữ Bát Nha Tâm Kinh thì tôi là tính không, và ngược lại, tính không là tôi. Đây là ý nghĩa của Vô ngã theo tinh thần Trí tuệ Bát nhã. Và đây cũng là cốt lõi của “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.
Dấu ấn tiếp theo trong Tam Pháp Ấn là Vô ngã. Vì vạn pháp là vô thường, cho nên không có gì tồn tại vĩnh viễn, không ai hay thứ gì có bản ngã thường hằng - “cái tôi” hôm nay không phải là “cái tôi” ngày hôm qua; “cái tôi” của giây phút trước không phải “cái tôi” của giây phút này. Không có “cái tôi” trước khi “tôi” sinh ra. Khi “tôi” sinh ra rồi, “tôi” cũng liên tục biến đổi, không ngừng già đi. Cuối cùng “tôi” sẽ chết và lại không có “tôi”. Bản ngã của “tôi” không tồn tại vĩnh viễn. “Tôi” không có một bản ngã thường hằng, vì vậy, “tôi” vô ngã.
Nói theo ngôn ngữ Bát Nha Tâm Kinh thì tôi là tính không, và ngược lại, tính không là tôi. Đây là ý nghĩa của Vô ngã theo tinh thần Trí tuệ Bát nhã. Và đây cũng là cốt lõi của “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.
(Chư Tăng Ni truyền thừa Drukpa trong chuyến hành hương Pad Yatra 2017, Ladakh)
NIẾT BÀN
Ấn thứ ba trong Tam Pháp Ấn là Niết bàn. Nếu không hiểu vô thường và vô ngã, ta sẽ cố chấp vào ý tưởng về một cuộc sống vĩnh viễn và một bản ngã thường hằng, điều đó chắc chắn dẫn đến đau khổ khi những đổi thay xảy đến. Chẳng hạn, một cô gái sẽ rất đau khổ khi người yêu không còn yêu mình nữa hay khi anh ấy mất đi.
Trên thực tế, sự bám chấp vào bất cứ thứ gì, điều gì cũng mang đến khổ đau. Ví dụ, nếu chấp vào suy nghĩ cho rằng cuộc sống là đau khổ sẽ khiến chúng ta tuyệt vọng bởi ý nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu chấp vào ý tưởng cho rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng sẽ khiến chúng ta đau khổ khi những điều tốt đẹp không xảy ra.
Ấn thứ ba trong Tam Pháp Ấn là Niết bàn. Nếu không hiểu vô thường và vô ngã, ta sẽ cố chấp vào ý tưởng về một cuộc sống vĩnh viễn và một bản ngã thường hằng, điều đó chắc chắn dẫn đến đau khổ khi những đổi thay xảy đến. Chẳng hạn, một cô gái sẽ rất đau khổ khi người yêu không còn yêu mình nữa hay khi anh ấy mất đi.
Trên thực tế, sự bám chấp vào bất cứ thứ gì, điều gì cũng mang đến khổ đau. Ví dụ, nếu chấp vào suy nghĩ cho rằng cuộc sống là đau khổ sẽ khiến chúng ta tuyệt vọng bởi ý nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu chấp vào ý tưởng cho rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng sẽ khiến chúng ta đau khổ khi những điều tốt đẹp không xảy ra.
Để giải thoát bản thân khỏi khổ đau, chúng ta cần thực hành không bám chấp. Khi không còn chấp luyến, dính mắc vào bất cứ thứ gì, thì không điều gì có thể khiến tâm ta lo âu, vọng động. Tâm không còn khổ đau, mà tràn đầy an bình, hỷ lạc. Tóm lại, không bám chấp là con đường dẫn đến giác ngộ hay còn được gọi là Niết bàn.
Hiểu về nghiệp (29-11)
Học cách được là chính mình (14-09)
Bài học về đức tính nhẫn nhục (23-08)
Kiên nhẫn đối diện mọi thử thách (27-05)
Quan niệm về tình yêu (14-10)
Tâm trong sáng thuần khiết (02-10)
Bản ngã và cảm xúc (28-09)
Làm chủ chính mình (06-07)
Các mối quan hệ quanh ta (28-06)
Chuyển U Mê Thành Giác Tỉnh (28-06)
- 3145 reads