Tự viện Druk Sangag Choeling | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tự viện Druk Sangag Choeling

547
03/03/2016 - 20:58

Druk Sangag Choeling
Khu Vườn Pháp của Truyền thừa Phật giáo Drukpa
 

http://cdn.c.photoshelter.com/img-get2/I00002IySIWO3ROg/fit=1000x750/Druk-Thupten-Sangag-choling-Monastery-1.jpg

Druk Sangag Choeling là một trong mười ba Lings hay “Thánh Địa” do Đức Pháp Vương của Truyền thừa Drukpa đời thứ IV Gyalwang Drukpa Kunkhyen Pema Karpo (1527-1592) sáng lập. Theo lời tiên tri từ Thượng sư, Đức Pháp Vương Kunkhyen Pema Karpo đã xây tự viện Druk Sangag Choeling vào thế kỷ XVI, tại vùng Bei-ling của tỉnh Jayul thuộc miền Nam Tây Tạng. Sau đó, cả vùng đã được gọi là Sangag Choeling, theo tên của ngôi tự viện.

Dần dần, nơi đây đã trở thành trụ xứ chính của các hóa thân chuyển thế không gián đoạn của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bên canh Namdruk, Ralung và Longdol. Bao quanh bốn phía ngôi tự viện là núi non, những cánh rừng và các đồng cỏ xanh trên thung lũng. Thời cổ xưa, vùng này là một phần trong kinh đô của Chogyal Japa của tỉnh Jayul. Theo truyền thuyết, vùng này là một phần trong kinh đô của Vua Shingthri trị vì xứ Lhomon, người đã bị Gesar đánh bại. Nhiều dấu tích đổ nát tại nơi đây được xem là thuộc về các quan lại trong triều đại vua Shingthri.

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xpt1/v/t1.0-9/12800147_10153684968568961_3339384362718323959_n.jpg?oh=f0f3aa2fd3d211a8cd0a05c8b96e969d&oe=57695852

Dãy núi đá hình con voi nơi có nhánh Gyatsho Dratshang của tự viện Druk Sangag Choeling được nối với Yarlha Shambu, vị thần của trái đất. Cả một quần thể bao gồm ngôi đền, các trụ sở chính của tự viện, am thất riêng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và các ngôi làng trải dài trên hai ngọn đồi, đối diện với nhau, có hình giống một chiếc hộp vuông vắn đẹp đẽ có chung cạnh.

Ở Sangag Choeling có rất nhiều nơi linh thiêng. Phía sườn bằng đá của ngọn đồi phía sau, trông giống như đầu nhọn của chiếc mũ mà các hành giả Phật giáo thường đội, hiện rõ hình của một cánh cửa, nơi được xem là chỗ cất dấu những lời dạy bí truyền mà chỉ có các Hoá thân của Đức Gyalwang Drukpa mới được tiếp cận.
 

http://www.rigpawiki.org/images/5/50/Pemakarpo.jpg

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IV, Kunkhyen Pema Karpo)

Sườn đá phía sau nơi nhập thất của Đức Kunkhyen Pema Karpo, nằm ở phía Nam của bên kia bờ sông, là nơi ở của Yamantaka Chikchar Marpo. Gần với trụ xứ của vị Hộ Pháp Gyenyen Nyonkha, là trụ xứ của Dorje Yudonma. Phía trước của Gyatsho Dratshang là khu bằng đá được xem là nơi an trú của thổ thần Tsengod.

Tôn tượng chính tại Gyatsho Drashang là tượng Phật Shakyamuni, cao hai tầng rưỡi bằng đất sét, do chính tay Đức Kunkhyen Pema Karpo tạc. Bên cạnh pho tượng này là các tượng Phật Maitreya và Manjushri cao bằng thân người.

I:\1-PICTURE- o ngoai\1- H.H\HH 12 doi PV tranh da - 5 ngai dau tien la dung mu\PV9 Gyalwang Mipham Chokyi Gyatsho.JPG

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VIII)

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VIII Mipham Chokyi Nangwa (1768-1822) đã mở rộng ngôi đền phía dưới của Druk Sangag Choeling và xây dựng Drolma Lhakhang để đặt bức tượng biết nói nổi tiếng của Bạch Độ Mẫu và Lục Độ Mẫu,và đặt bảo tháp của các hóa thân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời trước. Hình ảnh thiêng liêng của Palden Lhamo Dudsolma, vị Bản tôn chính của Naropa và nhiều vị Hộ Pháp khác cũng được đặt tại Lhamo Khang. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ IX Mipham Chokyi Gyatsho (1823-1883) đã mở rộng ngôi đền chính. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ X Mipham Chokyi Wangpo (1884-1930), đã xây dựng Lama Lhakhang hay còn gọi là “Nhà Tổ của các Bậc Thầy”, Tshengyed Lhakhang hay “Đền thờ của Tám Vị Thầy Hóa thân của Đức Padmasambhava” và Đền thờ hộ pháp Gyalpo Pehar. Ngài cũng xây dựng lại các khu Tăng xá riêng và chung cho các vị giáo thọ và chư tăng ở phía trên và phía dưới.

Bên cạnh các pho tượng linh thiêng, các khu đền ở phía trên và phía dưới có đủ bộ sách của Tenggyur Bum (có nghĩa lànhững bình luận của các Học giả Ấn Độ về giáo Pháp của Đức Phật”) được viết bằng vàng, và bộ kinh Derge, Narthang và Lahasa của Kangyur (có nghĩa “Tuyển tập các giáo pháp của Đức Phật”). Am thất riêng của Đức Gyalwang Drukpa cũng có một thư viện lưu giữ tuyển tập các tác phẩm của tất cả các Bậc thầy trong Truyền thừa Drukpa cũng như các tác phẩm của các học giả từ tất cả các trường phái Phật giáo trên dãy Himalaya.
 

(Nhiếp Chính Vương Kyabje Thuksay Rinpoche đời trước)

Cố Nhiếp Chính Vương Kyabje Thuksay Rinpoche (1916-1983) đã thành lập một ngôi trường về nghi thức tế lễ cho các chư tăng với ba mươi tăng sinh học tại Druk Sangag Choeling. Tại Tshin Pema Yangtse, phía đông của Druk Sangag Choeling là nơi thờ phụng  Phật MẫuVajra Varahi, trong hình tướng phẫn nộ, và nơi thờ phụng Hộ pháp Mahakala Trakshed. Hai bức tượng này được tạo nên theo hình ảnh trong linh kiến mà Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VII Shingta (1718-1766) đã thấy. Cứ vào ngày thứ mười lăm của tháng Tư theo lịch Tây Tạng, rượu tiên lại chảy ra từ mặt phía đông của ngôi đền thờ Đức Kim Cương Phật Mẫu Varahi.
 

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/546282_319123028124155_1894248560_n.jpg?oh=8e26672dc0352863a9dbdc4badf42775&oe=574D2801

(Chư Tăng Truyền thừa Drukpa tại Druk Sangag Choeling)

Trên ngọn đồi là ngôi đền thờ Hộ Pháp Gyenyen Jowo Magpon, trông giống như ngôi thành bằng sắt có chín mái hình tháp nhọn hướng lên trời, phía dưới ngọn đồi này là sơn động Nag Gon, nơi nhập thất của Ngài Rechungpa. Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ VIII Kunzig Chonang (1768-1822) đã mô tả nơi này giống như trú xứ của Vajrakumara.

Phía dưới Kyiphuk là một hang động, nơi Đức Drogon Tsangpa Gyare đã lưu lại một ngày trên đường về sau chuyến khai sơn vùng đất linh thiêng bí mật Tsarivà một tu viện dành riêng cho Ni chúng đã được xây quanh hang. Phía trên Kyiphuk là nơi nhập thất của Đức Drubwang Shakya Shri. Phía trên nữa là trung tâm nhập thất Kharpo được Sempa Richen Palsana, đệ tử của Đức Kunkhyen Pema Karpo xây dựng. Tại ngôi làng Zhag là tự viện Tagtse Mipham Drugye do Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ III Jamyang Chokyi Drapa (1478-1523), con trai của Choyal Japa và là Đức vua của Jayul xây dựng.
 

https://c1.staticflickr.com/1/733/21247991995_13212af0ca_b.jpg

(Bên trong tự viện Druk Sangag Choeling)

Cấu trúc ban đầu của tự viện, cùng với các tượng Pháp và các tác phẩm điêu khắc đã bị phá hủy trong thời cách mạng văn hóa giữa những năm 1960. Sau khi giải phóng vào những năm 1980, dưới sự hướng dẫn của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện đời và dưới sự giám sát của Đức Nhiếp Chính Vương Kyabje Chogdra Rinpoche, tự viện đã được trùng tu lại một phần. Công việc xây dựng được các Tăng sĩ trước đây của tự viện đảm trách và được người dân trong vùng góp sức. Tôn tượng đồng Đức Phật Shakyamuni dát vàng rất cao được đặt ở chính giữa cùng với tượng Đức Di Lặc và Đức Văn Thù đều được tu bổ và được an trí trong ngôi chùa chính. Một ngôi nhà Tổ mới được xây dựng trên đỉnh của ngôi chùa chính, bên trong an trí thánh tượng của các bậc thầy của Truyền thừa Drukpa.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,029,253
Số người trực tuyến: