Khi "khiêm nhường" chỉ là cái cớ | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Khi "khiêm nhường" chỉ là cái cớ

742
28/04/2022 - 19:54

 
Hoạt động thiện hạnh "Bữa ăn dinh dưỡng cho người cao tuổi neo đơn" của Phật tử Drukpa Việt Nam 
 

Phần lớn giáo pháp của chúng ta đều nhấn mạnh tới hạnh nhẫn nhục - một trong sáu Ba La Mật tạo nên Bồ tát đạo. Có lẽ không nên gọi là “con đường Bồ tát” vì cách gọi này khiến người ta nghĩ tới một nhiệm vụ rất cao xa, không phù hợp với những người nhỏ bé và thấp kém như chúng ta. Thật đáng ngạc nhiên vì hễ nói tới thực hành, chúng ta thường tỏ ra rất khiêm nhường, cảm thấy mình không đủ khả năng, vô cùng kém cỏi. Chúng ta “nhớ ra” mình chỉ là những chúng sinh cùng khổ trong cõi luân hồi đầy rẫy lỗi lầm để rồi nhân danh sự “khiêm nhường”, chúng ta trì hoãn thực hành.

 

Dự án thiện nguyện “Tiếp bước em đến trường” do Câu lạc bộ YDA Tuổi trẻ Thăng Long tổ chức
 

Trái lại, khi làm những việc tiêu cực, ích kỷ, ví dụ như đánh nhau, chúng ta bỗng để đâu mất sự khiêm nhường và trở nên kiêu mạn: “Trên đời này mình là nhất, mình xứng đáng có những gì tốt nhất”. Chúng ta kiêu căng tự mãn, nhưng khi quay về con đường tâm linh thì lại tự thuyết phục rằng mình không thể: “Ôi không, tôi không thể thực hành, hiện giờ đến thành tu sĩ tôi cũng thấy khó khăn vô cùng, nói gì đến việc trở thành Bồ tát”.

 

CLB YDA Ladakh, Ấn Độ với hoạt động làm sạch môi trường
 

Thật đáng ngạc nhiên, khi cần chúng ta lại không khiêm nhường nhưng đến lúc có lý do chính đáng để không phải tỏ ra khiêm nhường thì chúng ta lại hạ mình quá mức. Đức Phật Thích Ca đã dạy rằng, tất cả chúng sinh đều có tiềm năng giác ngộ, tức là chúng ta hoàn toàn đủ năng lực thực hành, dù nam hay nữ, giàu hay nghèo, dù là công dân Ấn Độ, Việt Nam hay bất cứ nước nào, ai cũng có quyền thành tựu giác ngộ và thực hành con đường dẫn tới giác ngộ. Thực tế, khiêm nhường chỉ là cái cớ cho sự lười biếng giải đãi.
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,116,247
Số người trực tuyến: