Trưởng dưỡng 2 khía cạnh lòng Từ bi và tình Yêu thương - Con đường thực hành trong các pháp tu | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Trưởng dưỡng 2 khía cạnh lòng Từ bi và tình Yêu thương - Con đường thực hành trong các pháp tu

239
13/02/2022 - 16:29

Khi chúng ta nói về Đại Toàn thiện, hay Đại Thủ Ấn, sẽ không thể thực hành và thành tựu nếu không trưởng dưỡng lòng từ bi, không có tình yêu thương. Điều này rất quan trọng. Không có Bồ Đề tâm, chúng ta sẽ không thể phát triển hiểu biết về Đại Thủ Ấn trong Kim Cương thừa. Trưởng dưỡng Bồ Đề tâm vô cùng cần thiết và chính là phần tinh túy của sự thực hành. 

Khi nói về thực hành trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm, chúng ta có thể phân tích rất nhiều thứ, nói về khía cạnh khác nhau. 

Chư ni Kungfu và thiện hạnh cứu trợ nhân đạo

Tôi nghĩ có lẽ phải có tới hàng triệu khía cạnh chúng ta có thể nghiên cứu về Bồ Đề tâm, nhưng rõ ràng nếu chỉ xét từ góc độ bên ngoài, thì hai điểm cốt yếu nhất về Bồ Đề tâm mà chúng ta cần nói tới, là lòng Từ bi và tình Yêu thương. 

Lòng Từ bi là sự thấu đạt, hiểu biết toàn diện. Tình Yêu thương sự chuyển hóa tâm Từ bi thành các hành động lợi tha. Bạn có thể gọi nó là thiện hạnh, hay từ bi và hành động. 

Như vậy, hai khía cạnh khi kết hợp với nhau, sẽ trở thành con đường thực hành tuyệt vời. Đó là cách hình thành con đường thực hành trong pháp Thí thân Bát Nhã Ba Ba La Mật, pháp Yangti, pháp Tara hay bất cứ pháp thực hành nào khác. 

Tất cả những pháp thực hành này đều là sự chuyển hóa tình yêu thương thành hành động, hoặc đưa hiểu biết vào trong hành động. Một số pháp thực hành có thể chú trọng tới hiểu biết về Lòng từ bi và Tình yêu thương nhiều hơn, đề cập tới hành động ít hơn. Song điều này không có nghĩa là một pháp tu hướng về khía cạnh này thì sẽ không quan tâm tới khía cạnh kia. Cũng không có nghĩa là khía cạnh này tốt, khía cạnh kia không tốt. Nhìn chung các pháp thực hành đều giống nhau, chỉ là phương tiện đôi khi khác nhau. 

Tóm lại, từ bi và tình yêu thương, cần phải thực sự được kết hợp với nhau, dù ít hay nhiều. Điều đó rất quan trọng. 

Ví dụ như, thực hành pháp tu Đức Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara tập trung nhiều vào hành động. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa pháp tu này không cần tới trí tuệ hay sự hiểu biết. Chúng ta cần hiểu pháp Tara cũng có năng lực trưởng dưỡng trí tuệ, song chú trọng hơn cả tới hành động. 

Ví dụ khác, pháp thực hành Thượng sư Yangti hướng đến cả hai khía cạnh, tuy nhiên tập trung vào sự phát triển trí tuệ hơn, trưởng dưỡng sự hiểu biết. 

Có thể coi đây là một bí mật được hiển lộ, và chúng ta cần hiểu vì sao tôi lại nói chúng ta cần phải thực hành song song cả hai, thực hành đồng thời. Cũng giống như trong thiện hạnh Sống để Yêu thương, không có nhiều khác biệt, bạn cần hiểu điều này. 

(Trích khai thị của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tại Hongkong, 2018)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,133,227
Số người trực tuyến: