Giới nguyện Bồ tát và giới nguyện Kim cương thừa | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giới nguyện Bồ tát và giới nguyện Kim cương thừa

981
18/06/2019 - 06:08
Để thụ trì các giới nguyện Bồ tát, chư Thượng sư chỉ dạy rằng người đệ tử phải trưởng dưỡng tâm Bồ đề thức tỉnh và sở hữu những phẩm chất quan trọng ngoài các giới nguyện Biệt giải thoát đã nêu. 

GIỚI NGUYỆN BỒ TÁT:
  • Tín tâm: Người đệ tử phải có tín tâm đối với Kinh thừa, Thanh văn thừa và bậc Thầy trí tuệ.
  • Từ bi tâm: Người đệ tử không chỉ quan tâm tới sự giải thoát khỏi đau khổ luân hồi của riêng mình mà còn phải quan tâm, chia sẻ khổ đau của chúng sinh trong sáu đạo luân hồi, không ngoại trừ một ai.
  • Sự thông minh: người đệ tử phải có trí tuệ sắc bén, khả năng thấu hiểu về tính không và những giáo pháp thâm sâu của Đại thừa.
  • Sự chấp nhận Đại thừa Bồ tát đạo: những pháp thực hành Đại thừa như Sáu Ba la mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ) là rất nghiêm ngặt, đòi hỏi người đệ tử phải hứa nguyện thực hành từng phút giây cho đến viên mãn.
  • Hứa nguyện đạt tới giác ngộ vì mục đích giúp chúng sinh đạt tới giác ngộ.
  • Không ngừng nỗ lực tinh tấn thực hành Bồ tát đạo.
 
 
Ba phẩm chất cần có để có sự kết nối với bậc Thầy trí tuệ:
  1. Không phân biệt tôn giáo: Người đệ tử không được phân biệt giữa các truyền thừa, truyền thống Phật giáo cũng như tôn giáo khác với thái độ tiêu cực.
  2. Trí phân biệt: Người đệ tử cần phải có trí tuệ phân biệt để chọn một con đường cho bản thân mình và người khác đạt tới giải thoát.
  3.  Nhiệt thành: người đệ tử cần phải có lòng nhiệt thành để tinh tấn thực hành trên con đường Đại thừa.
Một đệ tử sở hữu ba phẩm chất trên sẽ có những chính kiến về bậc Thầy và nhận ra các phẩm chất tốt đẹp của bậc Thầy.

GIỚI NGUYỆN KIM CƯƠNG THỪA
Ngoài giới nguyện Biệt giải thoát và Bồ tát giới, hành giả thọ nhận giới nguyện Kim Cương thừa còn cần có tâm chí thành tuyệt đối với Thượng sư, có chính kiến và khả năng thực hành sâu sắc Mật thừa. Ngoài ra, người đệ tử phải có niềm tin mạnh mẽ về chân ngôn bí mật, khả năng chứng ngộ thực tại và trì giữ Tam muội da giới một cách nghiêm cẩn.
Tâm chí thành sâu sắc của đệ tử hướng về Căn bản Thượng sư là điều vô cùng quan trọng. Đó chính là quan kiến thanh tịnh của đệ tử về bậc Thầy, coi Thầy là Phật, là hiện thân của chân lý vũ trụ, chứ không chỉ đơn thuần nhìn bậc Thầy với niềm tri ân, lòng tôn kính, sự trân trọng như việc thực hành giới nguyện Bồ tát và Biệt giải thoát giới. 

Trích từ ấn phẩm "Thực hành Quy y", Drukpa Việt Nam biên tập và xuất bản

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,115,424
Số người trực tuyến: