Bạn đang ở đây
Thực hành Ngondro của hành giả Kim cương thừa
5979
15/10/2022 - 16:52
Cách đây 200-300 năm, các bậc Thầy đã soạn ra pháp thực hành Ngondro. Khi thực hành, bạn cần lễ lạy, bạn cần trì chân ngôn Kim Cương Tát Đỏa, các bạn không phải làm những việc như các Ngài xưa kia, mà cần trì tụng, cần cầu nguyện tới Thượng Sư trong hình tướng Vajradhara, bạn cầu nguyện, cầu nguyện, cầu nguyện, và dần dần một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra Thượng sư bằng tâm chí thành chân chính, thấy Thượng Sư chính là Phật. Rồi một ngày, bất cứ việc làm nào, lời chỉ dạy nào của Thượng Sư, bạn cũng sẽ hiểu đều bắt nguồn từ trí tuệ bất nhị, bạn sẽ vâng theo không do dự, tâm chí thành chân chính sẽ phát khởi vô cùng mạnh mẽ, đó chính là phương tiện.
Tôi kể câu chuyện này với các bạn, vì 2 lý do:
Thứ nhất, dù công việc tình nguyện viên vô cùng mệt mỏi, vất vả, song các bạn cần hoan hỷ vì đó chính là sự thực hành Phật Pháp. Các bạn đang được tịnh hóa và tích lũy công đức. Đây chính là sự thực hành Guru Yoga, bạn cần hoan hỷ vì điều này. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất hoan hỷ mỗi ngày. Đôi khi tôi cũng cảm thấy mệt, liên tục đi khắp nơi để hoằng truyền giáo pháp, đôi khi tôi cũng thấy hơi mệt mỏi, nhưng tôi cảm thấy vô cùng hoan hỷ vì ngày hôm này tôi đã hoàn thành sự thực hành Guru Yoga. Một ngày của tôi không trôi qua uổng phí. Thí dụ ngày hôm qua ở chùa Từ Quang, thời tiết vô cùng nóng bức, chắc hẳn các bạn đã đổ nhiều mồ hôi. Tôi không cảm thấy nóng lắm, đó là nhờ sự gia trì của Đức Pháp Vương, nhờ chuyến bộ hành ở Sri Lanka vừa qua, chúng tôi đã trải qua một tháng ròng rã trong thời tiết vô cùng nóng bức, nóng hơn rất nhiều so với ở Hồ Chí Minh. Tôi thấy ở dưới mọi người đang phải chịu nóng, tôi sẽ không kéo dài buổi pháp thoại hôm nay. Song theo tôi nếu bạn vâng theo lời dạy của Thượng Sư, mỗi giọt mồ hôi chảy xuống là một ác nghiệp được tịnh hóa. Trong Kim Cương Thừa, chúng ta thường quán tưởng ác nghiệp giống như làn khói màu đen được tịnh hóa chảy ra khỏi thân. Ở Hồ Chí Minh, bạn không cần quán tưởng, ác nghiệp thực sự trôi ra ngoài qua từng giọt mồ hồi, đó chính là điều tôi cảm nhận. Tôi thực sự cảm thấy năng lực của pháp thực hành Kim Cương Tát Đỏa với bất thiện nghiệp được tịnh hóa ra khỏi thân theo từng giọt mồ hôi.
Thứ nhất, dù công việc tình nguyện viên vô cùng mệt mỏi, vất vả, song các bạn cần hoan hỷ vì đó chính là sự thực hành Phật Pháp. Các bạn đang được tịnh hóa và tích lũy công đức. Đây chính là sự thực hành Guru Yoga, bạn cần hoan hỷ vì điều này. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất hoan hỷ mỗi ngày. Đôi khi tôi cũng cảm thấy mệt, liên tục đi khắp nơi để hoằng truyền giáo pháp, đôi khi tôi cũng thấy hơi mệt mỏi, nhưng tôi cảm thấy vô cùng hoan hỷ vì ngày hôm này tôi đã hoàn thành sự thực hành Guru Yoga. Một ngày của tôi không trôi qua uổng phí. Thí dụ ngày hôm qua ở chùa Từ Quang, thời tiết vô cùng nóng bức, chắc hẳn các bạn đã đổ nhiều mồ hôi. Tôi không cảm thấy nóng lắm, đó là nhờ sự gia trì của Đức Pháp Vương, nhờ chuyến bộ hành ở Sri Lanka vừa qua, chúng tôi đã trải qua một tháng ròng rã trong thời tiết vô cùng nóng bức, nóng hơn rất nhiều so với ở Hồ Chí Minh. Tôi thấy ở dưới mọi người đang phải chịu nóng, tôi sẽ không kéo dài buổi pháp thoại hôm nay. Song theo tôi nếu bạn vâng theo lời dạy của Thượng Sư, mỗi giọt mồ hôi chảy xuống là một ác nghiệp được tịnh hóa. Trong Kim Cương Thừa, chúng ta thường quán tưởng ác nghiệp giống như làn khói màu đen được tịnh hóa chảy ra khỏi thân. Ở Hồ Chí Minh, bạn không cần quán tưởng, ác nghiệp thực sự trôi ra ngoài qua từng giọt mồ hồi, đó chính là điều tôi cảm nhận. Tôi thực sự cảm thấy năng lực của pháp thực hành Kim Cương Tát Đỏa với bất thiện nghiệp được tịnh hóa ra khỏi thân theo từng giọt mồ hôi.
(Ngày Chủ Nhật Xanh vì môi trường tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên)
Thứ hai, các bạn cần nhớ, khi thực hành phật pháp, chúng ta cần giữ tâm cởi mở và thư giãn. Nếu cố chấp cho rằng thực hành Pháp nghĩa là phải trì “Om Mani Pad Me Hung”, nếu trì chân ngôn Liên Hoa Sinh thì không được tính, hoặc phải thực hành Ngondro, hoặc chỉ có hàng tu sỹ xuất gia mới thực hành pháp…, hoặc cho rằng chỉ có một con đường duy nhất là như vậy. Cách suy nghĩ như vậy gọi là hẹp hòi, khiến bạn dần trở nên cố chấp. Nguyên nhân vì bạn không thực sự hiểu giáo pháp tinh túy. Đúng là thực hành Ngondro rất quan trọng, nếu trong đời các bạn có thể thực hành trọn vẹn 4 lần Ngondro thì rất tốt. Nếu có thể làm như vậy, các bạn sẽ nhận thấy sự chuyển hóa rõ rệt trong tâm, cả cuộc sống của bạn sẽ chuyển biến thực sự. Nếu không, ít nhất bạn cũng nên hoàn thành 1 lần trọn vẹn. Nhưng nếu bạn nghĩ Ngondro là cách duy nhất để thực hành Pháp, thì bạn đang thực hành bằng tâm hạn hẹp và không thực sự đúng cách.
Phụng sự tâm nguyện Thượng sư là sự thực hành Pháp của hành giả Kim Cương Thừa
Phụng sự tâm nguyện Thượng sư là sự thực hành Pháp của hành giả Kim Cương Thừa
(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và hai Đức Nhiếp Chính Vương)
Bạn cần hiểu Ngondro là thực hành Pháp, đi bộ Pad Yatra cũng là thực hành Pháp, ngay cả ngồi máy tính làm việc vì lợi ích Phật Pháp cũng là thực hành Pháp. Thực chất khi bạn thực hành Pháp, mục đích của bạn là gì? Để chuyển hóa tâm, điều phục bản ngã, điều phục tâm vị kỷ, tích lũy công đức, tịnh hóa nghiệp. Như vậy bất cứ bạn làm gì, bất cứ pháp thực hành nào, chỉ cần phụng sự tâm nguyện Thượng Sư, đều là sự thực hành Pháp của hành giả Kim Cương Thừa. Nếu bạn không phải là hành giả Kim Cương Thừa, song bạn có động cơ vô ngã, có Bồ Đề tâm trong mọi việc làm, thì bất kể bạn làm gì, cho dù tham dự họp, tham gia công tác truyền thông, mọi việc bạn làm đều là sự thực hành Pháp. Bởi vì tất cả những việc bạn làm đều có năng lực chuyển hóa, tích lũy công đức, tịnh hóa nghiệp. Bạn sẽ dần chuyển hóa tâm vị kỷ, bản ngã của bạn sẽ hạ thấp dần. Nếu bạn có thể làm như vậy, sự thực hành Pháp sẽ trở nên dễ dàng. Nếu không, cho dù bạn thực hành Ngondro rất tốt, nhưng chỉ chú tâm vào Ngondro, làm sao bạn có thể thực hành nếu bạn không thể có chỗ để lễ lạy? Hoặc có thể bạn đi bộ Pad Yatra. Nhưng nếu chỉ có đi bộ Pad Yatra mới là thực hành Pháp, thì bạn làm sao có thể đi bộ suốt ngày? Bạn không thể. Nếu bạn hiểu đúng, thì dù đi bộ Pad Yatra, thực hành Ngondro, chia sẻ giáo pháp hoặc đón nhận giáo pháp, trì tụng, bất cứ việc làm nào cũng là thực hành Pháp. Như vậy việc thực hành Pháp sẽ trở nên rất dễ dàng. Nếu bạn là bác sỹ, hãy là một bác sỹ tốt, làm việc quên mình, nỗ lực hết sức để giúp đỡ mọi người. Nếu bạn là một doanh nhân, tất nhiên bạn sẽ phải sinh tồn, nhưng dù sao cũng nên cố làm gì đó để giúp đỡ mọi người, luôn duy trì động cơ tích cực, như vậy bạn có thể vừa là doanh nhân tốt vừa là Phật tử tốt. Tóm lại tôi mong nguyện các bạn có thể cởi mở hơn một chút đối với sự thực hành Pháp của bản thân.
(Trích Khai thị từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Tình nguyện viên vĩ đại nhất (04-04)
Ý nghĩa của ngày sinh nhật (29-03)
- 5979 reads