Bạn đang ở đây
Quán niệm hơi thở trong thực hành Thiền định
847
11/08/2022 - 12:40
QUÁN NIỆM HƠI THỞ TRONG THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH
(Trích Khai thị về Nghệ thuật Thiền định của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Trong thực hành thiền định, có nhiều cấp độ khác nhau, tôi cũng không biết hết có bao nhiêu cấp độ, vì còn tùy đặc điểm, tính cách của từng người, tùy vào sự thực hành theo các Kinh điển, chân ngôn và nghi quỹ khác nhau. Nhìn chung, theo nghĩa tiếng Anh, có hai loại thiền là thiền chỉ và thiền minh sát. Chỉ riêng trong thiền chỉ đã có rất nhiều cấp độ và hình thức thực hành khác nhau. Sự thực hành thiền định thường theo thứ lớp, nếu tinh tấn bạn sẽ tiến bộ giống như leo từng nấc thang. Có thể sự tinh tấn của bạn sẽ ấn chứng bởi bậc Thầy, song cũng có thể không cần sự ấn chứng của bậc Thầy, bạn vẫn kiểm chứng được những tiến bộ của bản thân nhờ vào năng lực nội tâm được trưởng dưỡng qua thiền định. Điều này gần như diễn ra nhậm vận tự nhiên. Tất nhiên, như tôi đã chia sẻ, bạn cần thực hành thiền định nghiêm túc theo thứ lớp, nghĩa là bạn cần thực hành đầy đủ các phần Quy y, phát Bồ đề tâm, rồi đến pháp thực hành trưởng dưỡng tâm, tất cả các pháp này cần được thực hành lần lượt theo thứ lớp.
(Trích Khai thị về Nghệ thuật Thiền định của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Trong thực hành thiền định, có nhiều cấp độ khác nhau, tôi cũng không biết hết có bao nhiêu cấp độ, vì còn tùy đặc điểm, tính cách của từng người, tùy vào sự thực hành theo các Kinh điển, chân ngôn và nghi quỹ khác nhau. Nhìn chung, theo nghĩa tiếng Anh, có hai loại thiền là thiền chỉ và thiền minh sát. Chỉ riêng trong thiền chỉ đã có rất nhiều cấp độ và hình thức thực hành khác nhau. Sự thực hành thiền định thường theo thứ lớp, nếu tinh tấn bạn sẽ tiến bộ giống như leo từng nấc thang. Có thể sự tinh tấn của bạn sẽ ấn chứng bởi bậc Thầy, song cũng có thể không cần sự ấn chứng của bậc Thầy, bạn vẫn kiểm chứng được những tiến bộ của bản thân nhờ vào năng lực nội tâm được trưởng dưỡng qua thiền định. Điều này gần như diễn ra nhậm vận tự nhiên. Tất nhiên, như tôi đã chia sẻ, bạn cần thực hành thiền định nghiêm túc theo thứ lớp, nghĩa là bạn cần thực hành đầy đủ các phần Quy y, phát Bồ đề tâm, rồi đến pháp thực hành trưởng dưỡng tâm, tất cả các pháp này cần được thực hành lần lượt theo thứ lớp.
Nhìn chung, có vài điều quan trọng bạn cần hiểu rõ. Trước hết, bạn cần kiểm soát để tâm tập trung vào một đề mục duy nhất, đây là điểm cốt yếu. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu luyện khả năng tập trung tinh thần, điều này luôn được nhấn mạnh và coi như bước thực hành tiên quyết trong thiền định. Tiếp đến, khi đã đạt cấp độ cao hơn, bạn sẽ cần thực hành quán niệm hơi thở hay chính là thực hành vận khí kết hợp với sự tập trung tinh thần. Như tôi đã nói ở phần trước, khí trong cơ thể có sự kết nối mật thiết với tâm và sự vận hành của tâm. Khí giống như cỗ xe chuyên chở, vì vậy sự kết hợp thực hành hơi thở với định tâm sẽ vô cùng lợi ích. Theo thứ lớp, đầu tiên bạn cần thực hành định tâm mà chưa cần quán niệm hơi thở. Sau khi đã dần quen với tâm định, bạn sẽ phát triển lên một nấc cao hơn, chính là thực hành quán niệm hơi thở.
Như vậy, thực hành quán niệm hơi thở hỗ trợ cho việc thực hành định tâm. Tiếp đến, thực hành quán niệm hơi thở lại cần sự hỗ trợ của việc thực hành của thân vật chất, ví dụ như các bài tập yoga. Nguyên lý của yoga dựa trên tư thế tọa thiền bảy điểm. Điều này rất quan trọng, các thiền giả nhất thiết nên áp dụng theo. Khí theo hệ thống kinh mạch lan tỏa ra khắp cơ thể. Toàn bộ cơ thể chúng ta chính là tập hợp các đường kinh mạch có tác dụng giống như hệ thống đường cao tốc. Nếu đường tốt, xe có thể chạy thông suốt. Tương tự như vậy, thân cần được điều chỉnh đúng tư thế để cỗ xe khí có thể lưu thông, không bị tắc nghẽn và tuân theo sự điều khiển của tâm thiền định. Chính vì vậy mà bạn cần tới các bài rèn luyện thể chất như Hatha Yoga hay nhiều phương pháp tập yoga khác. Đối với các hành giả sơ cơ, bạn có thể tập các tư thế như ngồi kết già. Như vậy, chúng ta cần phải đi qua các bước thực hành này, không nên bỏ qua một bước nào.
(Tây Thiên, năm 2010)
Có những người không hề gặp khó khăn khi thực hành định tâm, họ có thể thành công dễ dàng mà không cần tới sự hỗ trợ từ quán niệm hơi thở. Cũng có nhiều người không thể định tâm nếu thiếu sự thực hành về hơi thở. Hoặc có những người thực hành quán niệm hơi thở thành công mà không tới các bài luyện tập thể chất. Điều này là tùy thuộc vào căn cơ và điều kiện của từng cá nhân. Song đa số các hành giả đều rất cần tới sự hỗ trợ của những bài thực hành về thể chất, nếu không các nguồn năng lượng vi tế sẽ không thể trôi chảy. Chẳng hạn nếu bạn không ngồi đúng tư thế, dòng năng lượng vi tế sẽ không thể trôi chảy hoặc không đi đúng hướng, không chảy vào đúng kinh mạch trung ương và khiến bạn gặp nhiều khó khăn nếu muốn tập trung. Khi đó, bạn sẽ rất khó thực hành định tâm. Đây là vấn đề xảy ra khá thường xuyên. Chính vì vậy, đối với đa số người thực hành, chúng tôi thường khuyên bạn nên theo thứ lớp luyện tập các tư thế của thân, rồi tới thực hành quán niệm hơi thở và sau cùng là thực hành định tâm. Có một số bậc Thầy khuyên bạn nên làm theo các thứ lớp như vậy, nhưng cũng có những bậc Thầy khuyên bạn nên làm ngược lại, đó là thực hành định tâm trước, rồi mới đến quán niệm hơi thở để điều hòa nguồn năng lượng vi tế bên trong cơ thể, và khi nguồn năng lượng được phát triển dần lên thì mới cần đến sự thực hành thân vật chất. Điểm cốt yếu bạn cần hiểu rõ là cả ba phần thực hành đều rất quan trọng, bởi các phần này có tác động tương hỗ lẫn nhau.
Trên thực tế, nhiều thiền giả ngay cả khi đang thiền định vẫn gặp khó khăn không thể định được tâm. Tại sao họ lại không nhận biết được điều đó? Tại sao họ lại gặp vấn đề về định tâm? Lý do chính là do họ thiếu sự thực hành về hơi thở, họ không thể vận khí lưu chuyển đúng theo các đường kinh mạch trung ương. Họ để khí vận hành theo nghiệp lực, chứ không do trí tuệ dẫn lối đưa đường. Vì lẽ đó, chúng ta rất cần rèn luyện tâm mình thông qua thực hành quán niệm về hơi thở. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải chú ý đến tư thế của thân. Ví dụ bạn đang thực hành quán niệm về hơi thở. Nếu bạn đang ngủ, bạn sẽ không quán niệm được hơi thở của mình. Hoặc khi bạn ngồi trên ghế, hay đang lái xe, bạn cũng không làm được điều đó. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu thực hành thiền định, bạn không thể thực hành quán niệm hơi thở nếu không đặt mình trong một tư thế thích hợp, ví dụ như tư thế kết già, ngồi xếp chéo hai chân. Đó chính là ba điểm mấu chốt mà bạn cần ghi nhớ
Trên thực tế, nhiều thiền giả ngay cả khi đang thiền định vẫn gặp khó khăn không thể định được tâm. Tại sao họ lại không nhận biết được điều đó? Tại sao họ lại gặp vấn đề về định tâm? Lý do chính là do họ thiếu sự thực hành về hơi thở, họ không thể vận khí lưu chuyển đúng theo các đường kinh mạch trung ương. Họ để khí vận hành theo nghiệp lực, chứ không do trí tuệ dẫn lối đưa đường. Vì lẽ đó, chúng ta rất cần rèn luyện tâm mình thông qua thực hành quán niệm về hơi thở. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải chú ý đến tư thế của thân. Ví dụ bạn đang thực hành quán niệm về hơi thở. Nếu bạn đang ngủ, bạn sẽ không quán niệm được hơi thở của mình. Hoặc khi bạn ngồi trên ghế, hay đang lái xe, bạn cũng không làm được điều đó. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu thực hành thiền định, bạn không thể thực hành quán niệm hơi thở nếu không đặt mình trong một tư thế thích hợp, ví dụ như tư thế kết già, ngồi xếp chéo hai chân. Đó chính là ba điểm mấu chốt mà bạn cần ghi nhớ
Bước chân đi và Thiền định (09-04)
Trí tuệ trong Thiền định (13-11)
Tỉnh thức trong từng khoảnh khắc (05-08)
4 Khám phá ý nghĩa khi Thiền (24-07)
Trân trọng và lòng Từ bi (09-11)
Bếp - nơi Thiền định lý tưởng (14-11)
Thiền định về Khổ luân hồi (31-10)
- 847 reads