Bạn đang ở đây
Tình nguyện viên vĩ đại nhất
666
04/04/2023 - 20:30
Nếu bạn suy nghĩ một cách thấu đáo thì người tình nguyện viên vĩ đại nhất chính là Đức Phật. Không ai đã yêu cầu Ngài phải tu thành Phật. Ngài đã tự nguyện trở thành Phật để lợi ích cho chúng sinh.
Chủ đề đàm thoại của ngày hôm nay là lời cảm ơn từ đáy lòng tôi đến tất cả các bạn. Các quý Thầy có hỏi tôi “Trong hai ngày ở Hà Nội Ngài sẽ truyền dạy pháp gì?” Tôi cũng nói là tâm nguyện và điều quan trọng nhất đối với tôi là sẽ có một bài pháp ngắn cho các tình nguyện viên là những người đã rất vất vả trong vòng hơn một tháng vừa qua để giúp cho Pháp hội của chúng ta được thành công viên mãn. Tôi biết rằng các bạn đã không có thời gian để thụ nhận giáo pháp và sự gia trì. Thay mặt Đức Pháp Vương, bản thân tôi cũng như Tăng đoàn Drukpa xin trân trọng tri ân các bạn.
Chủ đề đàm thoại của ngày hôm nay là lời cảm ơn từ đáy lòng tôi đến tất cả các bạn. Các quý Thầy có hỏi tôi “Trong hai ngày ở Hà Nội Ngài sẽ truyền dạy pháp gì?” Tôi cũng nói là tâm nguyện và điều quan trọng nhất đối với tôi là sẽ có một bài pháp ngắn cho các tình nguyện viên là những người đã rất vất vả trong vòng hơn một tháng vừa qua để giúp cho Pháp hội của chúng ta được thành công viên mãn. Tôi biết rằng các bạn đã không có thời gian để thụ nhận giáo pháp và sự gia trì. Thay mặt Đức Pháp Vương, bản thân tôi cũng như Tăng đoàn Drukpa xin trân trọng tri ân các bạn.
Tôi khá quan tâm đến các tình nguyện viên. Có thể là bởi vì bản thân tôi cũng là một tình nguyện viên. Tôi coi mình là một người tình nguyện phụng sự Đức Pháp Vương, bậc Thượng sư của tôi và phụng sự truyền thừa. Vì thế tôi phải làm việc rất chăm chỉ, không chỉ trong việc hoằng pháp mà còn rất nhiều công việc ở hậu trường. Tôi biết để chuẩn bị cho một sự kiện, thậm chí chỉ là sự kiện đơn giản như buổi trò chuyện hôm nay cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, cần rất nhiểu nỗ lực,bao nhiêu cuộc điện thoại, email không kể giờ giấc. Tôi luôn thấu hiểu và chia sẻ với tất cả các tình nguyện viên về những khó khăn đó bởi vì bản thân tôi cũng là một tình nguyện viên. Và tôi nguyện là một tình nguyện viên phụng sự Đức Pháp Vương, phụng sự truyền thừa và phụng sự hết thảy hữu tình chúng sinh cho đến khi đạt được giác ngộ. Bởi thế tôi luôn cảm thấy rất gần gũi với các bạn tình nguyện viên.
Trong Phật pháp cũng có nói về các cấp độ khác nhau của công đức và nói rằng nếu bạn cúng dàng tài bảo thì tất nhiên bạn tích lũy được rất nhiều công đức. Cho dù bạn chỉ cúng dàng một bông hoa nhỏ, việc đó cũng đem lại vô lượng công đức, sự giàu có, phước lành, điều đó là chắc chắn. Nhưng so sánh với công đức của những tình nguyện viên ở đây, những người cúng dàng sức lực và trí tuệ của mình thì công đức và sự tịnh hóa là không kể xiết. Và các bạn cũng có thể hiểu điều đó hoàn toàn hợp logic. Ví dụ, nếu tôi đến đây và cúng dàng tài bảo như một thí chủ thì tôi chỉ mất 5 hoặc 10 phút, sau đó tôi về nhà và ngủ một giấc ngon lành. Nhưng nếu tôi đến để cống hiến như các tình nguyện viên Việt Nam thì mọi việc không dễ dàng chút nào. Tôi sẽ phải thức dậy rất sớm vào mỗi sáng, chăm sóc con cái, đi làm, sau giờ làm lại hối hả đến làm các hoạt động tình nguyện. Việc này cần rất nhiều nỗ lực, thời gian, tâm vô ngã vị tha, biết xả bỏ để lợi ích hữu tình.Thực tế bạn sẽ được thực hành pháp nhiều hơn, có tâm chí thành lớn hơn và tích lũy được nhiều công đức hơn khi là tình nguyện viên.
Một số người có thể tự hỏi các bậc thầy của đạo Phật biết gì về hoạt động tình nguyện? Bởi vì mỗi khi nói về tình nguyện mọi người đều nghĩ tới việc sang Châu Phi hay điều gì đó tương tự mà không hiểu gì về mối quan hệ giữa Phật Pháp và công việc tình nguyện. Nếu bạn suy nghĩ một cách thấu đáo thì người tình nguyện viên vĩ đại nhất chính là đức Phật. Không ai đã yêu cầu Ngài phải tu thành Phật. Ngài đã tự nguyện trở thành Phật để lợi ích cho chúng sinh. Giống như Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, người tình nguyện viên vĩ đại nhất, chư Phật và chư Bồ tát cũng vậy, các Ngài cũng trải qua nhiều kiếp cúng dàng thân khẩu ý của mình để phục vụ cho chúng hữu tình 24/7. Nhờ có những hoạt động tình nguyện như vậy nên mới có những điều tuyệt vời đang xảy ra trên thế gian này. Ví dụ như cha mẹ của chúng ta cũng là những tình nguyện viên vĩ đại. Khi ra đời, chúng ta cũng không yêu cầu họ chăm sóc mình, nhưng họ đã tự nguyện, hết lòng chăm lo, bảo vệ, giáo dưỡng cho chúng ta. Tôi cho rằng, làm tình nguyện vừa là Phật, vừa là tâm vô ngã, nhân đạo và cũng là cơ hội để áp dụng giáo lý của Phật pháp vào thực hành.
(Chư Ni truyền thừa trong một chuyến đi bộ hành hương Triều bái Phật địa, Eco Pad Yatra)
Như tôi vừa nói thì tình nguyện viên chính là những người thực hành pháp.Chúng ta xem lại khái niệm Pháp là gì? Trong ngôn ngữ Himalaya thì Pháp (Choed) được dịch là chuyển hóa tâm. Có nhiều cách chuyển hóa tâm. Có thể thông qua thực hành trì tụng chân ngôn và quán tưởng, nhưng hoạt động tình nguyện viên cũng là một cách chuyển hóa tâm. Muốn vậy, động cơ của chúng ta phải hoàn toàn là vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả, không bao giờ vì lợi ích của bản thân. Thông thường trong cuộc sống, khi chúng ta làm ăn, thực hiện các hoạt động, thậm chí dù chỉ là một nụ cười cũng bởi vì chúng ta mong đợi sẽ được người khác cười đáp lại. Đối với hoạt động tình nguyện vì lợi ích của giáo pháp, truyền thừa, chúng sinh, chúng ta không được mong cầu, sợ hãi, và phải hoàn toàn vô ngã vị tha. Trong suốt quá trình hoạt động tình nguyện, bạn sẽ cần có sự kiên nhẫn, lòng vị tha, cần đến tất cả sáu Ba la mật. Thậm chí cần có thêm ba hoặc bốn phẩm chất nữa.
Như vậy là thông điệp mà tôi muốn nói với các bạn ở đây là chúng ta hãy thực sự hạnh phúc vì chúng ta là những tình nguyện viên, được làm một điều gì đó để lợi tha trong cuộc đời. Hoạt động tình nguyện của chúng ta thực sự là hình thức phụng sự lớn nhất đối với truyền thừa và chư thượng sư và cũng là một hình thức thực hành pháp. Đây chính là thực hành từ bi, trí tuệ, khoan dung, vô ngã, là những thiện hạnh khiến cho cuộc đời của mình thực sự nhiệm màu và ý nghĩa. Chẳng hạn đôi khi chúng ta xem lại năm qua chúng ta đã làm được những gì có ý nghĩa. Có những người bảo rằng năm 2013 thật là ý nghĩa vì tôi đã được ăn uống nhiều như thế nào hay gặp gỡ được nhiều người như thế nào. Tôi cho rằng chúng ta chỉ có thể nói cuộc sống có ý nghĩa nếu chúng ta đã làm được điều gì đó không vì bản thân mình mà vì lợi ích của người khác, đó chính là những thiện nghiệp, là Bồ Đề tâm. Đó là cách mà chúng ta tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình.
(Trích từ Khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong chuyến viếng thăm Việt Nam, 5/2014)
(Trích từ Khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong chuyến viếng thăm Việt Nam, 5/2014)
Ý nghĩa của ngày sinh nhật (29-03)
- 666 reads