Bạn đang ở đây
Xác định cấp độ tu tập của mình đang ở đâu? (Phần 2)
2736
23/11/2022 - 15:17
(Trích Khai thị của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa trong chuyến viếng thăm Việt Nam, 2013)
Nếu tu theo Phật giáo Nguyên Thủy, chúng ta cần bậc Thầy như thế nào?
Vậy nếu muốn tu theo Phật giáo Nguyên Thủy, chúng ta cần bậc Thầy như thế nào? Bạn cần một bậc Thầy tốt, một vị xuất gia có giới hạnh là có thể truyền trao giới luật cho chúng ta. Dĩ nhiên là phải có sự rèn luyện, một người xuất gia để được thọ giới Tỳ kheo thường phải sau 10 năm. Như vậy nếu muốn thực hành Phật giáo Nguyên Thủy, bậc Thầy của bạn phải là một vị Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo Ni có giới hạnh và nghiêm trì giới luật. Bởi chính các vị phải nghiêm trì giới luật thì mới có thể truyền trao giới luật cho chúng ta. Trong Phật giáo Nguyên Thủy không đòi hỏi chúng ta phải tin Thầy là Phật, phải quán Thầy là Phật hay Bồ Tát. Dĩ nhiên, chúng ta vẫn phải kính trọng bậc Thầy, vì Ngài là người truyền trao giới luật cho chúng ta, là bậc tu sỹ phạm hạnh. Và trong Nguyên Thủy Phật Giáo, các bậc cao tăng được kính ngưỡng vô cùng, bởi lẽ tuổi hạ càng cao nghĩa là các Ngài trì giữ giới luật càng nhiều năm. Vì giới nguyện được coi trọng nhất, do vậy bậc Thầy cũng cần được tôn kính bởi các Ngài đã miên mật trì giữ giới luật thân khẩu, khẩu, ý tinh nghiêm.
Chìa khóa quan trọng nhất của người tu tập theo Đại thừa chính là Bồ đề tâm
Nếu bạn đi theo con đường Đại Thừa, điều cốt tủy cũng vẫn không thay đổi. Chìa khóa quan trọng nhất của người tu tập theo Đại thừa chính là Bồ đề tâm. Nhắc tới thì thấy cao siêu, nhưng chúng ta cần phải hiểu nghĩa thiết thực của Bồ đề tâm là gì. Đơn giản là sư vô ngã. Tức là mọi việc bạn làm, nói, nghĩ, ăn, đi đều không vi bản thân mà vì lợi ích của hết thảy chúng hữu tình. Ví dụ, khi uống nước, tuy bạn uống nước để sống, song mục đích sống của bạn là thực hành Phật Pháp, để có thể nói và giúp đỡ chúng sinh. Mọi việc làm đều vô ngã, không hề có động cơ vì bản thân. Dù thực hành Pháp, nói chuyện, ăn uống, ngủ, đi lại, cười, tất cả đều vì chúng sinh mẹ. Vô ngã, vị tha là điểm quan trọng nhất, là cách bạn điều phục tâm.
Chỉ cần bạn khởi tâm vị kỷ, coi như bạn đã phạm giới Đại thừa
So sánh về giới của Nguyên Thủy nhằm chính vào Thân và Khẩu, không chú trọng nhiều đến giới Tâm. Còn giới Đại Thừa thì dạy chú trọng cả về giới của Thân – Khẩu và giới của Tâm. Và giới quan trọng nhất là sự vô ngã. Chỉ cần bạn khởi tâm vị kỷ, coi như bạn đã phạm giới Đại thừa. Khi trì giới Đại thừa, không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ giới Nguyên thủy, bởi lẽ giới Nguyên thủy chủ yếu tránh gây tổn thương tới người khác: giúp ngăn chặn hoặc phòng tránh cho chúng ta khỏi làm hại chúng sinh. Đại thừa quan tâm tới lợi ích của chúng sinh. Nếu bạn không thể giữ giới làm tổn hại tới chúng sinh, chẳng hạn như bạn tuyên bố rằng tôi sát sinh là để giải phóng chúng sinh khỏi thân súc vật. Như vậy không phải là chính pháp. Bạn ăn thịt, sát sinh rồi lại thực hành phóng sinh ư? Nếu bạn không thể từ bỏ nghiệp tổn hại chúng sinh, làm sao bạn có thể đem lại lợi ích cho hữu tình? Trong Đại thừa cũng có giới luật về thân và khẩu, song điều đâu tiên và quan trọng nhất chính là tâm giới, và trong tâm giới thì vô ngã hay còn gọi là tâm Bồ Đề là pháp thực hành quan trọng nhất.
Thực hành Đại thừa, điều quan trọng nhất là tâm vô ngã
Bởi vậy nên giới Nguyên Thủy hỗ trợ rất nhiều cho việc giới tâm của Đại Thừa Phật giáo. Vì sao chúng ta sinh tâm kiêu mạn, ngã chấp? Chính vì chúng ta không có tâm vô ngã. Khi thực sự yêu quý chúng sinh hơn cả bản thân mình, chúng ta sẽ không thấy rằng mình quan trọng nữa, bạn sẽ thấy mình không bao giờ có thể tật đố với người mình yêu quý thật lòng. Ví dụ trong đời sống, nếu con cái gặt hái thành công, chúng ta không bao giờ tật đố, bởi chúng ta yêu thương và muốn chúng thành công. Cũng như vậy, nếu có tâm Bồ Đề vô ngã, chúng ta sẽ giảm được kiêu căng, tật đố, sân giận. Làm sao có thể khởi sân giận khi tâm tràn ngập tình yêu thương, tha thiết mong nguyện chúng sinh được an vui, hạnh phúc. Mọi xúc tình sân giận, bám chấp vào tài bảo, vào luân hồi đều sẽ tan biến. Khi bạn bám chấp vào tiền bạc, điều duy nhất bạn có thể nghĩ được là tiền bạc của tôi, tâm bạn không còn chỗ cho việc đem lại lợi ích chúng sinh. Khi tâm bạn vô ngã vị tha, mọi xúc tình tiêu cực đều giảm thiểu tự nhiên. Có thể bạn không chân đất khất thực, chỉ cần thực sự có tâm vô ngã vị tha, năm xúc tình tiêu cực sẽ nhậm vận tan dần. Lúc này đây, vì sao chúng ta vẫn ăn thịt? Vì sự ích kỷ vị ngã. Chúng ta không ngần ngại sát hại mạng chúng sinh, chính do tâm vị ngã ích kỷ mạnh mẽ làm nảy sinh sân giận, kiêu mạn, đố kỵ, tất cả mọi xúc tình tiêu cực. Do vậy trong thực hành Đại thừa, điều quan trọng nhất là tâm vô ngã. Thông thường đối với bậc tu sỹ Đại Thừa hàng Tỳ kheo, tuy các Ngài cũng có giới cấm giữ vàng, nhưng nếu vì lợi ích chúng sinh, nếu đã có tâm hoàn toàn vô ngã, các Ngài không còn bị giới này ràng buộc nữa, khác với trong Nguyên Thủy Phật Giáo. Điều này cũng hợp lý, bởi nếu việc sờ vào vàng cũng mang động cơ vì lợi ích chúng sinh, khi đó vàng sẽ không khiến bạn sinh tâm bám chấp, sẽ chẳng thể tác động gì tới tâm bạn, bởi vì bạn đã toàn tâm vì mục đích vô ngã lợi tha, bất cứ bạn làm việc gì cũng đều nhằm giúp đỡ chúng sinh. Chính vì vậy nên trong Đại thừa các Ngài không bao giờ ăn thịt, trong các Tự viện Đại thừa không bao giờ được dùng thịt. Các Ngài có bếp ăn, được phép nấu nướng, không phải ra ngoài khất thực, thậm chí các Ngài còn bố thí thực ăn, song các Ngài không bao giờ dùng thịt.
Trong Đại thừa Phật Giáo nhắc rất nhiều tới Bồ Đề tâm, tới tình yêu thương và lòng từ bi, như các bạn vẫn thấy ở Nhật Bản hay Trung Quốc là những nơi Phật Giáo Đại thừa phát triển mạnh mẽ. Nguyên do trong Phật Giáo Đại thừa có nhiều điểm không hoàn toàn giống như giới luật của Phật Giáo Nguyên thủy, chẳng hạn như không đi khất thực, không cấm sờ vào vàng, không cấm nhìn sắc nữ, là do các Ngài đặc biệt chú trọng tới sự thực hành vô ngã. Khi đã thành tựu vô ngã, tất cả mọi sự bám chấp đều sẽ có thể vượt qua dễ dàng.
(còn tiếp)
Tình nguyện viên vĩ đại nhất (04-04)
Ý nghĩa của ngày sinh nhật (29-03)
- 2736 reads