Bạn đang ở đây
Thiền định về "Thân người khó được"
DELJOR DINI NYEDPAR SHINTU KA/
"Nay ta thoát khỏi vương tám nạn,
KYEBU TONDrUB THOBPAR GYURPA LA/
Được thân người toàn vẹn, phúc thay.
GELTE DILA PHENPA MADrUB NA/
Nếu không nắm lấy cơ may,
CHHIDI YANGDAG JORWAR KALA GYUR/
Dịp nào còn được như vầy nữa sao?".
Mặc dù được sinh làm người không lâm tám nạn*, hưởng tám vô nạn và mười thiện sinh xứ** là vô cùng khó khăn. Nhưng nhờ những thiện nghiệp tích lũy từ đời trước, nay hành giả có được thân người với khả năng, năng lực và cơ duyên thành tựu giác ngộ. Vì vậy, hành giả phải ra sức nỗ lực tu tập, thành tựu Đại giải thoát.
Nếu khi chết mà vẫn chưa thực hành đạo pháp, ra đi tay trắng, thì tức là đã uổng phí phúc báo của kiếp này. Do nghiệp lực xoay vần, kiếp sau sẽ khó mà được thân tái sinh may mắn như đời này. Đức Phật dạy: “Không ai phải chịu trả những nghiệp quả không do họ gây ra, nghiệp nào đã tạo không bao giờ mất”.
Hơn nữa, “nếu hành giả đọa ba đường dữ thì thậm chí tên của những cõi lành cũng không được nghe”. Vì vậy, có được thân tái sinh may mắn và tự do của kiếp này là điều vô cùng quý giá. Hãy coi đây là lời nhắc nhở hành giả phải tu tập Phật pháp một cách nhiệt tâm tinh tấn.
Bài kệ trên được trích dẫn bắt đầu từ câu “Nay ta thoát khỏi vương tám nạn” trong Bodhicaryavatara (Hành Bồ Tát Đạo).
(Trích dẫn từ MẬT PHÁP NGHI QUỸ THỰC HÀNH THƯỜNG NHẬT - Drukpa Việt Nam biên tập và phát hành)
(*) Chú giải
* Tám nạn bao gồm
1- Thoát cảnh Địa ngục
2- Thoát cảnh Ngã quỷ
3- Thoát cảnh Súc sinh
4- Thoát cảnh sinh lên cõi Trời Trường thọ
5- Thoát khỏi cảnh sáu căn khiếm thiếu
6- Thoát khỏi cảnh sinh nơi biên địa
7- Thoát khỏi cảnh sinh thời không có Phật
8- Thoát khỏi cảnh không có tín căn.
** Mười thiện sinh xứ (Mười điều may mắn):
1- Có được thân người quý giá.
2- Có đầy đủ chức năng thân tâm.
3- Có đức tin với giáo pháp.
4- Không phạm tội Ngũ nghịch.
5- Sinh nơi trung quốc.
6- Sinh thời có Phật.
7- Sinh thời Chính Pháp được lưu truyền kết tập.
8- Sinh thời Phật pháp phát triển.
9- Được gặp Minh sư.
10- Có đầy đủ các điều kiện vật chất để tu tập.
Các bài có liên quan:
http://drukpavietnam.org/thien-dinh-ve-cai-chet-va-vo-thuong
http://drukpavietnam.org/thien-dinh-ve-kho-luan-hoi
http://drukpavietnam.org/thien-dinh-ve-luat-nhan-qua
http://drukpavietnam.org/thien-dinh-ve-nguoi-kho-duoc
Viết bình luận
- 2186 reads