Cạm bẫy của học vấn và thi thố | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Cạm bẫy của học vấn và thi thố

776
24/04/2018 - 08:00

Đức Phật lợi ích cho chúng ta như thế nào và dựa trên những cơ sở nào ?

Khi tìm hiểu Đạo Phật, điều đầu tiên chúng ta cần làm là phải hiểu được ý nghĩa của Tam Bảo và lý do tại sao Tam Bảo lại quý báu. Tuy nhiên, bạn không nên thiên vị vì bạn bè và người nhà của mình theo Đạo Phật. Thay vào đó, bạn cần hiểu vị trí đặc biệt của Tam Bảo, hiểu được Đức Phật lợi ích cho chúng ta như thế nào và lợi ích này dựa trên những cơ sở nào? Trí tuệ đạt được do tu học Đại Thừa Tối Thượng Mật Luận (Uttara Tantra) và các kinh điển khác tự nhiên tạo ra tín tâm mạnh mẽ, dựa trên hiểu biết chặt chẽ. Như Thượng sư Tsongkhapa đã cầu nguyện: “Nguyện tín tâm nơi bậc Thầy (Đức Phật), dựa trên hiểu biết về con đường đạo, luôn phát triển”, hành giả cần trưởng dưỡng hiểu biết trí tuệ về sự hướng đạo mà mình thụ nhận từ Thượng sư.
Trong hình ảnh có thể có: hoa, thực vật, thiên nhiên và ngoài trời

(Phật tử cúng dường hoa sen)

 

Đừng rơi vào cạm bẫy của học vấn và thi thố

Cùng với việc không rơi vào cạm bẫy của học vấn và thi thố, hành giả cần áp dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để trưởng dưỡng tâm mình. Sẽ không đủ nếu chỉ nói: “Thượng sư của tôi, Bậc Bảo báu Như ý, đang giảng về cách thực hành Bồ đề tâm và chính pháp. Tôi quy y nơi Ngài!” Hành giả phải hành động thực sự bằng cách xả ly các bất thiện nghiệp như sát sinh, trộm cắp, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc, gây gổ… Mặc dù chưa thể từ bỏ hoàn toàn các bất thiện nghiệp đó, hãy cố gắng giảm bớt các nghiệp ác. Theo Đức Tịch Thiên (Shantideva), nếu hành giả kiên trì phấn đấu thì “không có điều gì hành giả không dễ dàng làm quen”. Dần dân, hành giả sẽ có được niềm tin sâu sắc và thực hành nhiều thiện nghiệp, giảm bớt ác nghiệp hơn trong đời sống đem đến sự an vui cho bản thân và mọi chúng sinh. Đến khi đó, hành giả sẽ cảm nhận được tín tâm chí thành không sai khác đối với bậc Thầy từ ban đầu đã chỉ cho mình con đường đạo. Khi đã trưởng dưỡng tín tâm, thứ được các kinh điển mô tả là “Tự tính tuyệt đối của quy y là tâm chí thành thường trụ”, hành giả trở thành chân Phật tử.
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

(Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Chướng ngại đối với thực hành tâm linh

Bạn cần biết nếu chỉ thay đổi diện mạo bên ngoài, tay cầm một chuỗi tràng, thực hành đỉnh lễ hay đi nhiễu tháp thì điều đó chưa giúp bạn trở thành một Phật tử chân chính. Đây là điều các bậc Căn bản Thượng sư của tôi thường chỉ dạy. Các Phật tử cũng như những người không theo Đạo Phật đều bàn về Bậc Tối Thượng và lý do tại sao chúng ta cần có tín tâm nơi Ngài. Trước đây tôi cho rằng quan trọng là hiểu được định nghĩa về Bậc Tối Thượng và tâm chí thành. Kiêu căng và ngoan cố bám chấp một cách vô lý vào truyền thống bản thân đang thực hành và vì sợ hãi mà chỉ trích các truyền thống thực hành khác là một dấu hiệu về sự tầm thường của bạn. Hành vi đó không hề vinh quang, ngược lại sẽ là chướng ngại đối với thực hành tâm linh hướng về sự an bình trong tâm và sự thư thái trong thân. Đạo Phật không có truyền thống cải đạo cho mọi người bằng cách dùng vũ lực, sự lừa gạt, hay bằng tiền bạc.

Tâm chí thành mà chúng ta bàn đến trong Đạo Phật không dựa vào việc bám chấp vào truyền thống chúng ta đang thực hành và ghét bỏ các truyền thống thực hành khác. Thượng sư Chandrakirti (Nguyệt Xứng) và nhiều bậc Thầy trong quá khứ đã dạy rõ điều này. Tuy nhiên, lịch sử vẫn ghi lại những sự kiện hay xung đột đáng buồn từ sự phân biệt, hiềm khích tôn giáo và cuồng tín. Có những người mượn danh tôn giáo hay tông phái để phục vụ mục đích riêng.

(Trích ấn phẩm "Tự Truyện Pháp Ký" của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,130,221
Số người trực tuyến: