Nhầm lẫn giữa tâm không phân biệt với sự khinh suất | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Nhầm lẫn giữa tâm không phân biệt với sự khinh suất

962
29/06/2022 - 12:18

Nhiều tác phẩm cho rằng người tại gia cần có tư tưởng rộng rãi. Những người cao niên cũng đồng tình với quan điểm này. Vì thế, tôi chẳng thấy lý do nào để các hành giả tâm linh không có tư tưởng và quan kiến khoáng đạt. Nhưng sự khoáng đạt chắc chắn không đồng nghĩa với sự thờ ơ vì thiếu hiểu biết. Ngày nay, một số người coi việc theo học một bậc Thượng sư và tận tâm thực hành theo một truyền thống cụ thể là việc làm cứng nhắc. Họ thích tự thực hành, không bó buộc theo học bất cứ bậc Thầy nào. Những người đó giống như đứa trẻ bị lạc đường, có thể đi theo bất cứ ai dụ do, cho nó ăn, nhưng lại tự cho rằng đó là mình không phân biệt các truyền thống thực hành. Chúng ta có thể gặp những người đó trong xã hội nói chung và một số người theo thuyết Phật giáo cách tân. Tôi đã hỏi một vài “hành giả” Phật giáo về việc Thượng sư của họ là ai và họ thực hành những pháp tu nào. Họ vô cùng tự hào đáp rằng họ không phân biệt các truyền thống thực hành, và vì thế không cần có bất kỳ bậc Căn bản Thượng sư nào cũng như không thực hành bất kỳ pháp tu nào cụ thể.
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, hoa và ngoài trời

(Phật tử chùa Vĩnh Nghiêm TP Hồ Chí Minh cung đón Đức Pháp Vương)

Thật khó để xác định thái độ không phân biệt truyền thống như trên là có lợi hay có hại. Giống như để lên đến tầng thượng phải leo qua các bậc cầu thang. Theo nghiệp lực riêng của mỗi người, dù sinh ra trong hoàn cảnh nào và theo tôn giáo nào, chúng ta cũng cần được nuôi dưỡng trong hệ thống giá trị truyền thống nhất định để có một cuộc đời hạnh phúc, làm lợi ích cho bản thân va những người khác.

Giáo lý Đạo Phật và tất cả các tôn giáo đều dựa trên nền tảng bác ái, vị tha. Dựa trên lòng vị tha, chúng ta cầu nguyện, cúng dàng, trưởng dưỡng tâm và thực hành thiện hạnh với mục đích cao nhất la phát triển tâm linh. Sự phát triển tâm linh đó trở nên rõ ràng khi chúng ta có thể sống hòa hợp trong xã hội, dùng trí tuệ bảo vệ quan điểm tôn giáo của bản thân nhưng luôn tôn trọng và khoan dung với các tôn giáo khác. Làm được như vậy, chúng ta sẽ hoàn thiện phẩm tính khiêm cung, giữ tư tưởng cởi mở khoáng đạt và có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Tất cả những phẩm chất tốt đẹp kể trên đều đạt được nhờ thực hành trưởng dưỡng tâm.
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng, trẻ em và ngoài trời

(Phật tử tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên)

Khổ đau mà hết thảy chúng sinh đều không muốn trải qua và hạnh phúc mà họ mong chờ là kết quả của những hành động và lời nói từ chính họ. Mọi hành động của thân và khẩu đều bắt nguồn từ một xúc tình. Người ưa phạm những bất thiện nghiệp như sát sinh, trộm cắp, nói dối hay nói lời cay nghiệt… là do tâm bất thiện của họ thúc đẩy. Kết quả, người đó sẽ phải bất đắc dĩ trải qua những khổ đau không thể nghĩ bàn nơi các cõi địa ngục, ngạ quỷ và các cảnh giới thấp. Nếu cho rằng những cõi ấy không tồn tại bạn vẫn có thể chứng kiến những khổ đau do chiến tranh, nạn đói, lũ lụt và động đất gây nên. Đạo Phật gọi điều này là “khổ khổ”. Ngược lại, mặc dù có những chướng ngại do tính ích kỷ gây ra nhưng nhờ tâm thiện lành thực hiện các thiện nghiệp như cứu mạng chúng sinh, bố thí… chúng ta lại nhận được hạnh phúc thế gian ngắn ngủi là có thân thể đẹp đẽ, co sức khỏe, tiền bạc và sống thọ. Điều này được Kinh điển dạy là “hoại khổ”.
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang đứng

(Đức Pháp Vương ban gia trì và khai mở Đại Mandala Phật Quan Âm)

Tâm tập trung như nhất không bị những đối tượng khác làm xao nhãng được gọi là tâm thiền định, không có vọng tưởng do hy vọng và nghi ngờ về cao - thấp, tốt - xấu, vui - buồn và đó là một hình thức thiền. Quả báo là tái sinh vào một cảnh giới cao hơn hoặc sinh lên các cõi trời. Mặc dù ở các cõi giới này không còn khổ đau thô lậu nhưng giáo pháp dạy rằng tâm của chúng sinh trong các cõi này vẫn còn bám chấp vì thế họ trải nghiệm “hành khổ” vi tế. Đây chính là điều được đích thân Đức Phật truyền giảng. Ngay cả những nhà khoa học vốn ủng hộ quan điểm chủ nghĩa vật chất cũng chưa thể chỉ ra thứ gì khác ngoài tâm. Ngày nay, các nhà khoa học đang quan tâm đến chủ đề này và có thể đã nghiên cứu, có được những bước tiến nhất định.

(Trích ấn phẩm "Tự truyện Pháp Ký" - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,129,376
Số người trực tuyến: