Ăn thịt là một ác nghiệp to lớn | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Ăn thịt là một ác nghiệp to lớn

1680
21/04/2018 - 08:00

Chưa cần bàn đến ảnh hưởng của ác nghiệp ăn thịt, những tranh luận về ác nghiệp khi ăn động vật lớn hay nhỏ, bản thân việc ăn thịt cũng đã là một ác nghiệp to lớn. Loài người chúng ta vốn cho rằng mình sạch sẽ và khác biệt so với các loài khác. Nhưng việc ăn thịt khiến chúng ta trở thành những chúng sinh tàn ác ăn các xác chết. Khi nói về ma quỷ ăn thịt và uống máu, chúng ta thấy sợ hãi. Nhưng nếu suy nghĩ chín chắn về việc này thì chúng ta thực sự là ma quỷ - những ma quỷ mà mọi người có thể nhìn thấy. Kinh điển dạy rằng ăn trứng cũng là ác nghiệp to lớn. Tóm lại, “Thiện hay bất thiện tùy theo động cơ” (Thiện căn ở tại lòng ta) và “Tham, sân, si dẫn đến nghiệp bất thiện”. Lời dạy “vạn pháp duy tâm tạo” chỉ ra rằng bất kỳ hành động nào như ăn, uống, ngủ hay ngồi, khi bị tính ích kỷ (chấp ngã) chi phối đều là hành động bất thiện. Quả báo của nghiệp bất thiện cũng tùy theo mức độ ích kỷ của hành động. Vì thế, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra động cơ hành động của mình.

Giết hại các loài vật và vui sướng ăn thịt chúng là việc làm không đúng đắn. Nếu việc chúng ta không ăn thịt xuất phát từ lòng bi mẫn với muôn loài thì đó thực sự là việc tốt lành, phù hợp với giáo pháp. Không ăn thịt cũng giúp chúng ta tránh được nghiệp trở thành ma quỷ hút máu, ăn thịt và giữ được sự thanh tịnh bên trong và bên ngoài. Nếu chúng ta thực hành yêu thương bằng hành động thì bất kỳ chúng sinh nào tiếp xúc với chúng ta sẽ đều yêu thương chúng ta. Tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho hết thảy chúng sinh sẽ lớn lên trong tâm chúng ta. Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra sự thật này. Vì thế, nếu có thể dần dần kiểm soát xúc tình phiền não như sân giận, kiêu mạn thì tâm chúng ta sẽ bình an, thấy hạnh phúc ngay trong đời, thậm chí trong cả đời tiếp theo. Vì thế, chúng ta cần suy nghĩ chín chắn và hành động theo cách thực sự đem lại an vui cho mọi chúng sinh. Điều quan trọng là chúng ta phải có trí tuệ. Hàng nghìn năm nay loài người đã dùng trí tuệ của mình không ngừng theo đuổi những ham muốn với tâm phân biệt, chúng ta chia thịt thành nhiều loại, tranh luận về việc ăn thịt hay kiêng thịt, sống độc thân hay lập gia đình, xuống tóc hay để tóc, ăn mặc theo cách này hay cách khác… Cũng trong chừng ấy thời gian, những vấn đề này luôn là nguyên nhân gây ra sự bất hòa trong gia đình, làng xóm và quốc gia. Đến nay loài người vẫn chưa kết thúc những tranh luận này và những chủ đề ấy cũng sẽ chẳng bao giờ đi đến hồi kết.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, trong nhà

Tác hạicủa rượu

Kinh điển có dạy: “Người giữ nghiêm Tam muội da giới được phép uống cam lộ”. Điều này có nghĩa là một Bậc thượng thủ đã chứng ngộ tinh túy của ba phần trên cơ thể và coi đây là một giới nghiêm mật, luôn an trụ trong trạng thái tĩnh lặng đó không hề xao động, có thể dùng cam lộ trong thực hành nghi lễ.

Người thường như chúng ta có thể bị say sau khi uống rượu, nôn mửa, mệt mỏi, thấy xấu hổ và không biết đang nói hay làm gì trong lúc say. Nhưng giống như cây phụ tử, vốn độc với con người song lại làm cho loài công trở nên đẹp hơn, việc nếm chút cam lộ cùng thuốc gia trì trong thực hành nghi lễ có tác dụng làm khơi dậy khí trí tuệ và trải nghiệm thiền định chứ không tạo ra sự mê đắm vô minh.

Vì thế, tôi cho rằng “Bậc trì giữ Tam muội da giới được phép uống cam lộ” có nghĩa là một hành giả giữ giới Tam muội da được phép dùng cam lộ để hỗ trợ việc thực hành thiền.

(Trích ấn phẩm "Tự Truyện Pháp Ký" của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,129,486
Số người trực tuyến: