Tình nguyện viên - Sự thực hành đầy đủ Sáu phẩm hạnh Ba La Mật | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Tình nguyện viên - Sự thực hành đầy đủ Sáu phẩm hạnh Ba La Mật

1339
27/08/2016 - 08:02
Chúng ta biết rằng tất cả chư Phật và Bồ tát cũng là những tình nguyện viên. Từ cõi Niết bàn an bình và giải thoát, các Ngài tình nguyện bước vào cuộc đời, đối mặt với vô số gian nan, thử thách, khó khăn và chướng ngại,để có thể nâng đỡ và cứu giúp chúng sinh.

Trở thành tình nguyện viên là một điều vô cùng đáng tự hào và hoan hỷ, bởi không dễ để có được một người tình nguyện viên. Khi tôi đến chia sẻ giáo pháp ở các trường đại học, có hàng nghìn sinh viên đến tham dự. Tất cả đều có thể tụng kinh và trì chân ngôn rất tinh tiến, nỗ lực. Song trong số họ, chỉ có thể có 100 người phát tâm làm tình nguyện viên. Bởi vậy, khi một người phát tâm trở thành tình nguyện viên, dù đảm nhiệm công tác tổ chức hay góp một phần công sức, tài bảo cho thành tựu pháp hội, đều vô cùng đáng quý. Mọi sự thực hành Sáu phẩm hạnh Ba La Mật, như bố thí, trì giới, tinh tiến, nhẫn nhục, thiền định và trí tuệ, đều cần phải có trong một tình nguyện viên.
Tôi từng đi rất nhiều nước trên thế giới, và rất nhiều người trẻ tuổi hỏi tôi về ý nghĩa của kiếp người, của cuộc sống. Họ làm công việc hàng ngày: sáng thức dậy, đi làm, kiếm tiền, lo cho gia đình. Nhịp sống của họ cứ lặp đi lặp lại như vậy: ăn, ngủ, làm việc, và họ cảm thấy dường như cuộc đời không nhiều ý nghĩa. Tôi thường khuyên họ hãy thử trở thành tình nguyện viên, đây là cách giúp chúng ta tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Bản thân tôi cũng vậy, khi nhìn lại quãng đời của mình, nếu như suốt những năm tháng qua, tôi cũng chỉ ăn, ngủ và làm việc mà không lợi ích cho nhiều người, có lẽ tôi cũng sẽ thấy cuộc sống thật nhàm chán. Nếu chúng ta hiểu sống nghĩa là dành thời gian của mình để giúp đỡ mọi người, lợi ích chúng sinh, thì cuộc sống sẽ thực sự trọn vẹn ý nghĩa.


Chúng ta biết rằng tất cả chư Phật và Bồ tát cũng là những tình nguyện viên. Từ cõi Niết bàn an bình và giải thoát, các Ngài tình nguyện bước vào cuộc đời, đối mặt với vô số gian nan, thử thách, khó khăn và chướng ngại,để có thể nâng đỡ và cứu giúp chúng sinh. Đức Pháp Vương cũng vậy, nếu không vì tình nguyện cứu độ chúng sinh, có lẽ Ngài đã an trụ ở trên núi cao bình an thiền định; Ngài sẽ không bước vào cuộc đời, đi khắp nơi trên thế giới, sẽ không đến Việt Nam để chia sẻ giáo pháp và lợi ích chúng sinh. Hiểu được điều này, chúng ta cảm thấy rất hạnh phúc, tự hào được bước theo gót chân sen của các Ngài.
Tôi không biết thọ mạng của mình sẽ dài bao nhiêu. Các Khamtrul Rinpoche đời trước thường không trường thọ, có một số đời Ngài chỉ trụ thế 49 tuổi. Nhưng tôi nghĩ khi cái chết đến, nếu nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã dâng trọn tâm chí thành để cúng dường Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, bậc Căn Bản Thượng sư, phụng sự cho sự phát triển của truyền thừa Drukpa. Đồng thời tôi đã không làm tổn hại đến hữu tình, đã cố gắng hết mình đem lại lợi ích cho chúng sinh,khi đó nếu phải ra đi, tôi không có gì phải ân hận nữa. Tôi nghĩ rằng nếu nhìn lại cuộc đời mình,thay vì nhìn vào những khía cạnh khác,hãy xem chúng ta đã làm được bao nhiêu lợi ích cho chúng sinh. Nếu có thể thấy hoan hỷ bởi mình đã được đóng góp một phần sức lực, tài bảo và trí tuệ của mình trong sự thành tựu của pháp hội, tức là chúng ta trở thành những tình nguyện viên.

(Tại sự kiên giới thiệu ấn phẩm Tâm An Lạc, Hà Nội, 2014)

Chúng ta thấy rằng công việc của một tình nguyện viên khác hẳn so với cách làm việc thông thường. Với những việc bình thường trong đời sống, chúng ta thường có bản ngã đi kèm. Khi thành công, bản ngã lớn lên và ngã mạn sẽ tăng trưởng. Khi không thành công, chúng ta bi quan, căng thẳng, tuyệt vọng. Khi làm một tình nguyện viên, chúng ta không kỳ vọng thành công hay thất bại, mà lấy động cơ vì lợi ích của hết thảy hữu tình, động cơ phụng sự và viên mãn tâm nguyện bậc Căn Bản Thượng sư của chúng ta. Khi có động cơ thanh tịnh và nỗ lực hết mình, chúng ta sẽ không mong chờ thành công hay sợ hãi thất bại.
Chúng ta cần biết phân biệt và nhận biết thiện nghiệp, dựa vào sự quán sát động cơ của mình. Khi có động cơ tốt và nỗ lực hết sức trong công việc, kết quả tốt đẹp sẽ nhậm vận tự nhiên. Thí dụ, khi chúng ta tổ chức thành côngpháp hội ở Việt Nam, đương nhiên có rất nhiều lý do.Trước hết là nương ân phúc gia trì từ chư Phật, từ đức Pháp Vương, tiếp đến nhờ nỗ lực hết mình của các phật tử, song còn một vấn đề hết sức quan trọng là phúc đức của chúng sinh. Nếu phúc đức đầy đủ, nhờ cộng nghiệp của hết thảy chúng hữu tình ở Việt Nam, pháp hội mới có thể thành công. Chính vì thế, khi làm công tác tình nguyện viên, chúng ta sẽ loại bỏ được cái tôi, sẽ nhìn thấy được thành công không chỉ phụ thuộc vào biệt nghiệp của chúng ta, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cộng nghiệp của tất cả chúng sinh Việt Nam.
Tôi tin rằng vì ở Việt Nam có rất nhiều Phật tử hiểu được điều này, phát tâm thực hành thiện hạnh tình nguyện viên để góp sức cho Pháp hội, nên đã tích lũy được vô số thiện duyên. Bên cạnh đó, với tâm chí thành mạnh mẽ của đông đảo Phật tử đại chúng ở Việt Nam, đã tạo thành mối nhân duyên đặc biệt để kết nối với Truyền thừa Drukpa và Đức Pháp Vương.
 

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,128,477
Số người trực tuyến: