Bạn đang ở đây
Pháp tướng Đức Phật Quan Âm trong Kim cương thừa Phật giáo
1945
15/05/2017 - 08:00
Các Bồ tát và chư Phật Bản tôn được thờ phụng trong Kim cương thừa, hay còn gọi là Mật thừa, hoàn toàn không tách rời với cuộc sống và những kinh nghiệm hằng ngày của con người, mà chính là sự phản ánh các trạng thái cảm xúc, ý thức khác nhau của chúng ta.
(Bản tôn Lục Độ Phật Mẫu Tara)
Khi chúng ta không biết đến những năng lượng tiềm ẩn hay còn gọi là phần tối bên trong mình thì những năng lượng đó sẽ bị bộc lộ theo cách tiêu cực. Nhưng khi ý thức chủ động nhìn nhận các năng lượng tiềm ẩn đó thì chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận và bao dung hơn với chính bản thân cũng như với người khác. Về mặt sự tướng, chư Bản tôn hiện diện bên ngoài là một đối tượng thiền định hoàn hảo, song về mặt lý, chư Bản tôn nêu biểu cho những năng lượng tích cực và tiêu cực bên trong mỗi người. Vì thế, việc thiền định Bản tôn giúp chúng ta khai mở tình yêu thương và trí tuệ vốn sẵn đủ nơi tự thân, chuyển hóa những năng lượng tiềm ẩn bên trong mình thành năng lực sáng tạo tốt đẹp.
(Bản tôn BạchĐộ Phật Mẫu Tara)
Ở cấp độ chân lý tuyệt đối, Bản tôn Quan Âm trong Mật thừa chính là tính không hay Đại Thủ Ấn. Ở cấp độ chân lý tương đối, Đức Quan Âm thị hiện qua sắc tướng Báo thân, dưới hình ảnh các vị Phật phụ tính hay mẫu tính, thực hành đủ cả bốn cấp độ công hạnh: Tức tai, Tăng ích, Kính ái, Hàng phục. Ngoài các Pháp tướng An bình (để chuyển hóa lòng tham của chúng sinh thành sự an bình), Phật Bản tôn trong Mật thừa còn có các Pháp tướng Uy mãnh (để chuyển hóa sân giận nơi mỗi người thành sự uy dũng lợi ích chúng sinh) và Pháp tướng Hợp nhất Bất nhị (nêu biểu sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ).
Như thế, trong truyền thống tu tập Mật thừa, chúng ta có các báo thân Quan Âm theo Pháp tướng An bình như Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tứ Thủ, Lục Độ Phật Mẫu, Bạch Độ Phật Mẫu…; báo thân Quan Âm theo Pháp tướng Uy mãnh như Đức Mã Đầu Quan Âm, Đại Huyền Kim Cương…; Báo thân Quan Am trong Pháp tướng Hợp nhất bất nhị như Đức Thắng Lạc Kim Cương.
(Bản tôn Phật Quan Âm Tứ Thủ))
Khi thực hành thiền định về Bản tôn Phật Quan Âm, hành giả phải hiểu rõ các thứ lớp ý nghĩa của Bản tôn: bên ngoài là sắc thân Đức Quan Âm, bên trong chính là tình yêu thương vô điều kiện, lòng bi mẫn vô biên, và ý nghĩa bí mật của Ngài chính là Tự tính Phật hay còn gọi là Đại Thủ Ấn.
Hiểu biết sai lầm về tính Không (29-06)
Ba điều tinh túy trong Đạo Phật (25-09)
Đánh thức tự tính tâm giác ngộ (06-09)
Viết bình luận
- 1945 reads