Thái độ lầm lạc tạo ra các chướng ngại | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Thái độ lầm lạc tạo ra các chướng ngại

394
12/05/2018 - 08:00

Tôn giáo có tác dụng giúp thân tâm an lạc. Vì lý do này, tôn giáo đã được hoằng truyền trong nhiều thế kỷ. Nhưng có những người do vô minh sâu dầy chi phối, lại không hiểu mục đích của tôn giáo là để trưởng dưỡng tâm mình, nên đã lừa dối và sử dụng vũ lực nhân danh tôn giáo, khiến gây ra nhiều tình trạng bạo lực và bất ổn trên thế giới. Tục ngữ có câu: “Con sâu làm rầu nồi canh”. Do một số tôn giáo và tín đồ sử dụng bạo lực và lưa dối, hoàn toàn không sợ luật nhân quả, mà tất cả mọi người khoác áo tu hành, không kể họ thuộc truyền thống hay tôn giáo nào, dù cho có thực hành đúng đắn hay không, đều bị mất đi sự kính trọng của xã hội.
 

Cách đây vài ngày, khi tôi trò chuyện với một vài người bạn, họ nói rằng ngày nay nếu hộ chiếu hay thư mời của bạn có nhắc đến một chức danh hay công việc liên quan đến tôn giáo thì bạn sẽ phải trải qua rất nhiều bước thẩm tra không cần thiết tại các địa điểm xuất nhập cảnh. Điều này thực sự đáng buồn. Ngoài ra, họ cũng kể rằng khi nhận quyên góp tài trợ, mọi người không nên nhắc đến từ “tăng” hay “ni”, vì những nhà quản lý sẽ thấy nghi ngờ. Trong quá khứ tôi chưa bao giờ nghe những chuyện như thế. Dường như một số hành động bất hợp pháp liên quan đến tiền bạc đã được thực hiện nhân danh các tu sỹ khiến cho mọi tu sỹ đều phải đối mặt với các chướng ngại. Bất kỳ tu sỹ nào - bậc cao, bậc trung, hay bậc thấp - thuộc về bất kỳ tôn giáo nào, Đạo Phật hay các truyền thống tôn giáo khác, đều phải có những phẩm chất vô ngã và động cơ vị tha để đem lại bình an và hạnh phúc cho xã hội. Đến khi đó tu sỹ mới xứng đáng với sự tôn vinh và kính trọng của mọi người.

Trong các kinh điển, Đức Phật đã mô tả các thành viên Tăng đoàn là: “Xứng đáng được mọi người cung kính chắp tay chào, xứng đáng được chào hỏi tôn kính” và cao quý hơn những chúng sinh thông thường. Đức Phật còn dạy: “Dù các đệ tử của ta có nhiều nhược điểm đến mức nào, một trăm chúng sinh thông thường không thể sánh bằng một đệ tử”. Tôi hiểu rằng đệ tử của Đức Phật là người áp dụng giáo pháp của Ngài, không làm tổn hại mà luôn yêu thương hết thảy chúng sinh, thường xuyên thực hành tu tập mà không kiêu mạn về một vài phẩm chất mà mình có. Thế nên, nếu không có bất kỳ phẩm chất tốt đẹp nào, bạn rất khó đạt được thành tựu. Một số văn bản khai thị rằng giống như bầy quạ moi mắt và ruột của một con thú đã mất hết sức mạnh. Nếu hành giả thỏa mãn các nhu cầu ích kỷ của bản thân bằng cách lừa dối người khác thì cuối cùng việc đó không chỉ tạo ra quả báo ác nghiệp trong đời này và đời sau, mà còn làm tổn hại đến toàn bộ tôn giáo.

(Trích ấn phẩm "Tự Truyện Pháp Ký" - Tác giả: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,126
Số người trực tuyến: