Bạn đang ở đây
TỔNG HỢP 5 VIỆC QUAN TRỌNG CẦN LÀM TRƯỚC GIAO THỪA
Giao thừa luôn là thời khắc quan trọng và đặc biệt nhất - thời khắc khởi đầu của một năm mới, một chu kỳ mới. Để đón nhận sự mới mẻ, hạnh phúc và thành công của năm mới, hãy tham khảo ngay 5 điều quan trọng nên làm sau đây.
1. Chuẩn bị thân tâm
Thời khắc giao thừa là thời khắc “Tống Cựu Nghinh Tân”, những chướng ngại, phiền toái của năm cũ đã qua đi. Vì thế, chúng ta chúng ta hãy xả bỏ tất cả những xúc tình phiền não, chướng ngại, u uất, trầm cảm trong tâm. Những nỗi đau trong quá khứ, tiềm thức cũng phải xóa bỏ hết. Đây là điều quan trọng nhất.
Hân hoan đón năm mới
2. Dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc
Theo khoa học, tất cả những hành động, lời nói, suy nghĩ tích cực và tiêu cực của chúng ta sẽ lưu xạ trong toàn bộ không gian và đồ vật xung quanh ngôi nhà, có thể tạo ra những năng lượng tích cực và tiêu cực đối với đời sống chúng ta. Vì thế, chúng ta cần:
· Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, giặt tất cả chiếu, giường, rèm, nếu có điều kiện thì có thể sơn lại nhà cửa, nơi làm việc để chuẩn bị cho một năm mới tốt lành hơn.
· Kiểm tra đồ dùng trong nhà nếu có gì hỏng hóc hoặc sứt mẻ nên sửa chữa, thay mới hoặc bỏ đi trước khi đón giao thừa.
· Kiểm tra lại hệ thống chiếu sáng, nếu có bóng đèn nào hỏng thì thay mới để tăng thêm dương khí cho ngôi nhà.
· Nếu có bạch giới tử (loại có năng lực tịnh hóa thường có ở vùng Himalaya), bạn có thể đốt, xông hương để tịnh hóa nhà cửa, như vậy sẽ rất tốt.
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
3. Sắp đặt đồ đạc, ban thờ
· Luôn để ban thờ sạch sẽ, thanh tịnh. Chúng ta nên sắp đặt nhiều hình ảnh Phật và những biểu tượng giác ngộ, cát tường như:
- Hoa sen: nêu biểu cho trí tuệ, sự thanh tịnh
- Bát Đại Cát Tường: những biểu tượng giác ngộ này chính là thân biểu tượng của Đức Phật.
- Tám cúng dường: nêu biểu sự thịnh vượng viên mãn tất cả tâm nguyện.
- Thất Bảo: 7 biểu tượng quyền lực của Chuyển Luân Vương nêu biểu sự đầy đủ phúc đức.
- Những câu Chân ngôn: nêu biểu Khẩu giác ngộ.
Đây là những biểu tượng của sự giải thoát. Những biểu tượng này xuất phát từ bi nguyện, từ trí tuệ, của tình yêu thương của chư Phật cho nên có năng lực gia trì vô cùng mạnh mẽ.
· Những điều nên tránh:
- Không nên treo những hình ảnh tiêu cực.
- Không để đồ trống không trên ban thờ Phật: không để đĩa, bát hay lọ hoa trống không. Nếu để đồ rỗng, đồ trống không sẽ không có phúc. Thay vào đó, chúng ta có thể đặt vào trong đó chiếc kẹo hay vài hạt gạo.
- Không nên để nước lưu cữu hay nước bẩn trong lọ hoa.
Ban thờ Phật theo truyền thống Phật giáo Kim cương thừa
4. Xông nhà
- Giờ “xông nhà” được tính bắt đầu từ sau thời điểm giao thừa một chút.
- Khi xông nhà không nên đi tay không mà mang theo tôn tượng hoặc hình ảnh một vị Phật, một biểu tượng giác ngộ vào nhà sẽ mang phúc lành đến cho năm mới. Theo truyền thống Đại thừa, mọi người thường rước Đức Phật Di Lặc để mang năng lượng hỷ lạc, hạnh phúc và nhà. Theo truyền thống Kim Cương Thừa, hành giả thường rước Đức Văn Thù vào nhà bởi Ngài là Đức Phật chủ về trí tuệ. Khi có trí tuệ bạn sẽ có hạnh phúc, an vui, có trí tuệ sẽ tiêu tan tất cả những chướng ngại, sợ hãi.
- Ngoài ra, bạn nên cần đem theo ánh sáng (nến hoặc đèn), nếu có tràng phan chiến thắng thì càng tốt, cùng các vị ngọt (mật ong, sữa pho mai), lúa mầm để tạo sinh khí.
Bộ xông nhà “Hoan hỷ - cát tường”
5. Cuối cùng, là một Phật tử, chúng ta nên hiểu năm mới cũng là dịp để tự nhắc nhở mình tỉnh giác hơn. Bởi một năm cũ đã qua và chúng ta đang tiến gần về sự vô thường hơn. Không chỉ giây phút giao thừa mà chúng ta cần trân trọng tất cả những thời khắc trong cuộc sống và biến thành những bước tiến mạnh mẽ trên hành trình tâm linh hướng tới sự giác ngộ giải thoát cho bản thân và tất cả hữu tình.
(Nhóm DPVN biên soạn)
- 1478 reads