Cung kính huynh đệ như bậc Thầy (Phẩm thứ 17) | Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Cung kính huynh đệ như bậc Thầy (Phẩm thứ 17)

606
09/03/2022 - 17:37
རང་དང་མཉམ་པའམ་དམན་པའི་སྐྱེ་བོ་ཡིས།   །
RANG DANG NYEM PA AM MEN PEI KYE WO YI/
Với huynh đệ kém, bằng, ta coi trọng,
ང་རྒྱལ་དབང་གིས་བརྙས་ཐབས་བྱེད་ན་ཡང་།   །
NGA GYEL WANG GI NYÉ THAB JÉ NA YANG/
Người kiêu mạn khinh miệt, hủy nhục ta.
བླ་མ་བཞིན་དུ་གུས་པས་བདག་ཉིད་ཀྱི།   །
LA MA ZHIN DU GÜE PÉ DAG NYI KYI/
Lòng cung kính, ta đỉnh lễ tri ân,
སྤྱི་བོར་ལེན་པ་རྒྱལ་སྲས་ལག་ལེན་ཡིན།   ༡༧།
CHI WOR LEN PA GYEL SÉ LAG LEN YIN/
Tôn trọng như Thầy - ấy hạnh Bồ đề.
 
Xin đừng quên bạn là một đệ tử của Đức Phật, là một hành giả đang thực hành Phật pháp. Sau khi đã thọ nhận nhiều giáo pháp Bồ tát như thế, chúng ta phải thực hành hạnh Bồ tát. Ít nhất chúng ta phải cư xử trên nền tảng trí tuệ hiểu biết, và khi thấy rằng ai đó đang bị vô minh nghiệp lực sâu dầy chi phối thì chúng ta phải đối xử với họ bằng lòng từ bi. Nếu cũng hành động hay cư xử như họ thì chúng ta sẽ khác họ ở chỗ nào hay sẽ chẳng có sự khác biệt nào giữa người không biết gì về Phật pháp và một người đang thực hành Bồ tát đạo?. Hãy nên nhớ rằng: chỉ có sự thực hành trên nền tảng và động cơ từ bi mới phù hợp với giáo pháp tôn quý!
 
 
Hạnh cơ bản khi thực hành xả bỏ là sự khiêm tốn và đây là điều rất quan trọng. Các bài giảng về Bồ tát hạnh đều nhấn mạnh việc đầu tiên hành giả cần làm là phải giảm bớt ngã mạn rồi sau đó trở nên khiêm tốn. Nhưng tính khiêm tốn phải được phát triển thông qua sự không chấp thủ. Nếu vẫn còn bám chấp vào thân thể, hình thức, tuổi trẻ, sự giàu có hay bất kỳ thứ gì của mình thì sẽ không có cách nào để bạn trở thành khiêm tốn được. Nếu có người ngang hàng với bạn hoặc thấp hơn về mặt kiến thức, tầng lớp xã hội, địa vị xúc phạm bạn do vô minh, ngã mạn và đố kỵ, bạn không nên nghĩ: “Sao anh ta có thể nói những điều đó? Mình còn trên tầm anh ta.” Thế là sai. Thay vì thế, bạn nên nhún nhường và kính trọng họ như Thầy của mình và đặt họ lên vị thế bên trên mình.
 
Hình ảnh có liên quan
 
Để nhận được sự ban phúc gia trì, trí tuệ hay bất kỳ điều tốt đẹp nào, bạn đều cần phải khiêm tốn. Nếu thiếu sự khiêm tốn thì tâm ngã mạn của bạn lúc đó sẽ như một quả bóng căng phồng, mọi thứ đến với bạn sẽ đều trượt đi hết và tâm bạn không giữ được gì cả. Và vì không có thực chất, chỉ cần một cây kim nhỏ xíu cũng có thể làm nổ quả bóng. Ngã mạn giống quả bóng trong mọi ý nghĩa: to, đôi khi rất to nhưng lại không vững chắc. Tâm kiêu mạn luôn khoe khoang: “Tôi thế này, tôi thế kia” tự đánh bóng bản thân. Nếu ai đó nói điều gì nó không muốn nghe, câu trả lời luôn là: “Tôi là nhất” và “Người đó là ai vậy? Tôi là người hiểu biết, thông minh, là người giàu có nhất, khôn ngoan nhất. Tôi không cần gì hết…” Tâm kiêu mạn thực sự sẽ chặn đứng những điều tốt đẹp có thể đến với bạn. Do ngã mạn, bạn đã đóng cửa trước mọi cơ hội được thụ nhận tất cả những gì tốt lành.
 
Nghệ thuật hiếu khách Omotenashi ở Nhật Bản: Khách hàng không phải là số 1, họ là "chúa trời"!
 
Như vậy, hạnh khiêm tốn hay khiêm cung sẽ giúp cho bạn sẵn sàng tiếp nhận mọi thứ. Bất kỳ điều gì bạn muốn biết, bất kỳ điều gì mọi người nói, bạn hãy lắng nghe và chấp nhận. Nếu cởi mở, bạn sẽ nhận được mọi thứ tốt đẹp của cuộc sống này. Bằng cách này, bạn sẽ phát triển nhanh hơn rất nhiều so với những người ngã mạn. Đó là lý do vì sao việc thực hành khiêm cung lại quan trọng. Ví dụ: bạn có thể rất giỏi về máy vi tính. Có thể còn hơn cả giỏi, là một chuyên gia, nhưng bạn không nên ngã mạn. Có thể bạn hát không hay. Đến khi phải hát bạn không thể khoe rằng: bạn là một chuyên gia máy tính giỏi. Nghĩa là sao? Chúng ta phải biết có những lúc mà chúng ta không là gì cả. Chúng ta phải ý thức và chấp nhận điều này. Với sự hiểu biết đó, ngã mạn sẽ nhanh chóng tiêu giảm.
Có hàng trăm người với hàng trăm kỹ năng trong hàng trăm lĩnh vực khác nhau. Có thể tôi giỏi ở một số mặt nào đó, nhưng lại không xuất sắc ở những mặt khác. Có những lúc tôi chả là gì cả. Tôi không là ai cả. Tôi phải thừa nhận điều này. Đó là điều chúng ta phải hiểu, phải suy nghĩ thấu đáo và áp dụng trong cuộc sống thường ngày.

Viết bình luận

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,119,626
Số người trực tuyến: