| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Gyelsey Tenzin Rabgy
(1638-1696) - Bậc kế nhiệm Shabdrung Ngawang Namgyal (1594-1651); vị Druk Desi thứ tư của Bhutan, từng trị vì từ 1680 tới 1694. Ngài được ghi nhận công lao đã hệ thống hóa mười ba loại hình nghệ thuật truyền thống của Bhutan. Năm 1692, Ngài viếng thăm sơn động linh thiêng Taktsang tại Paro và cho xây một khu đại bảo điện lớn ở đây, có tên là Taktsang Lhakhang. 
Gyalwang Je
Nghĩa đen là “Bậc Thánh Vương Chiến Thắng”; pháp danh tôn kính do các dakini cúng dường lên Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ II, Kunga Paljor (1428-1476), danh xưng được phổ cập nhất của Ngài.
Gyalwang
Có nghĩa là “ Đức Chiến Thắng Vương“, một Pháp danh tôn kính của bậc lãnh tụ siêu việt của Truyền thừa Drukpa.
Gyalwa Namsum
“Ba Bậc Thắng Giả”, dẫn chiếu tới Đức Gyalwa Lorepa, Đức Gyalwa Gotsangpa và Đức Gaylwa Yang Gonpa.
Gyalwa
Có nghĩa là “ Đấng Chiến Thắng”.
Guru Padmasambhava
Nghĩa đen là “ Bậc Thương Sư Hóa Sinh Trên Hoa Sen” và cũng được kính ngưỡng gọi là Guru Rinpoche, “ Bậc Thầy Tôn Quý “. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã huyền ký việc hóa thân của Ngài và Ngài đã trở thành một người truyền bá hoằng dương giáo pháp Kim Cương Thừa. Theo lời khuyên của Đại trụ trì Shatarakshita, Đức vua Trisong Deutsan đã thỉnh cầu Ngài tới Tây Tạng. Ngài đã điều phục tất cả các loại cũng quỷ thần gây chướng ngại cho sự hoằng truyền Phật Pháp vào Tây Tạng. Ngài đã truyền bá giáo pháp Mật thừa và chôn giấu vô số giáo pháp ẩn tàng và những pháp bảo linh thiêng (xem thêm Terma(Tàng thư) để những hóa thân chuyển thế của các bậc đệ tử của Ngài khám phá vào thời điểm thích hợp cho lợi ích của các thế hệ tương lai.
Guru Drakpo Kilaya
một trong những pháp tướng phẫn nộ của Đức Guru Padmasambhava.
Guru
một bậc thầy tâm linh.
Gur
xem thêm doha.
Guhyasamaja
có nghĩa là “Tập Hội Bí Mật” hay còn được gọi là “Mật thừa Tập hội Bí truyền”, được phát triển trong lịch sử lâu đời để giúp hành giả Phật giáo hiểu và thực hành Phật giáo Mật thừa hay Kim cương thừa để đạt giác ngộ. Đây là một trong số 18 Tantra của trường phái Nyingma và là một pháp tu chủ yếu của Ngài Marpa (1012-1096)
Great Seal
Đại Ấn – xem thêm Mahamudra.
Gotsangpa, Gyalwa
(1189-1258) – một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1126-1211). Ngài thiền định trong một tổ chim linh thứu cao trên dãy Hymalaya và phát nguyện “Ngươi (chim linh thứu), hòn đá này, và Ta (con người) – cho tới khi ta chứng ngộ tính bất khả phân của cả ba đối tượng, ta sẽ không rời chỗ này”. Ngài thành tựu giác ngộ sau pháp thực hành này. Ngài dành phần lớn thời gian du phương trong dãy Himalaya, thực hiện nhập thất và ban truyền giáo pháp cho những người hữu duyên với Ngài. Ngài không dừng lại chốn nào quá một lần như một pháp thực hành thoát khỏi bám chấp và thực hiện sự từ bỏ. Ngài khám phá ra rất nhiều thánh địa và sơn động linh thiêng trong dãy Hymalaya nơi Ngài để lại các dấu chân, dấu tay và dấu trán trên các tảng đá nơi sơn động Ngài thiền định. Ngài cũng phát tâm khai thông con đường độc đạo qua đỉnh núi linh thiêng trên dãy Kailash, nơi Ngài kiến lập rất nhiều tự viện tối quan trọng, không chỉ cho các hành giả truyền thừa Drukpa mà còn cho toàn bộ các truyền thống Phật giáo. Ngài có nhiều môn đệ thành tựu giác ngộ, trong số đó có Ngài Gyalwang Yang Gonpa, bậc đệ tử thành tựu sánh ngang Ngài và trở thành một trong Ba Bậc Thắng Giả của truyền thừa Drukpa. Các đệ tử về sau của Ngài được biết đến là truyền thống “Thượng Drukpa”
Gonpo Dorje
xem thêm Gotsangpa.
Getshul
một sa di.
Geshe
một bậc thầy giáo thọ hay một học giả trong Phật giáo.
PAGE of 2 ( 22 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,030
Số người trực tuyến: