| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Root guru
căn bản thượng sư - một bậc Kim Cương Thượng Sư đã trực tiếp truyền thụ những giáo pháp quán đỉnh căn bản, khẩu truyền, sự chỉ dạy riêng, và quan trọng hơn cả, là bậc thượng sư đã khai mở tâm thức giác ngộ cho hành giả.
Ronyom
xem thêm Rechungpa.
Rishi
từ dùng khi nhắc tới một nhà thông thái, bậc hiền triết hay một vị thánh.
Rinpoche
nghĩa đen, “bậc tối tôn quý”, một danh hiệu cao quý được dùng cho các bậc thượng sự tâm linh mà tiền thân đã là đại thành tựu giả hoặc bậc thượng sư giác ngộ được ấn chứng; thường dùng để tôn kính một bậc tulku hóa thân hoặc một hành giả tu tập tâm linh cao và được vô cùng kính ngưỡng.
Rinchen Zangpo
(958-1055) - một trong các đại dịch giả của thời đại Tân Dịch Thuật, vào sinh thời của Đức Atisha (980-1054); được biết đến như bậc dịch giả đầu tiên của trường phái Tân Dịch Thuật. Ngài đản sinh tại Ngari, miền tây Tây Tạng, được thụ giới bởi Đức Yeshe Zangpo vào năm mười ba tuổi và ba lần được đức vua Yeshe Ö của vương quốc Guge (ngày nay là Ladakh) cử tới Kashmir. Ngài đã biên soạn hơn 150 giáo pháp, trong số những giáo pháp đã được Ngài chuyển dịch có Guhyasamaja (Bí Mật Tập Hội) và Chanting the Name of Manjushri (Văn Tán Danh Hiệu Đức Văn Thù). Ngài đã được đức Atisha truyền thụ giáo pháp, đặc biệt là nghi quỹ Chakrasamvara. Bốn đệ tử lỗi lạc nhất của Ngài là Lochung Legpe Sherap, Gungshing Tsönnu Gyaltsen, Drapa Shönnu Sherab và Kyinor Jnana. Ngài cũng là bậc thầy giáo thọ của Đức Sachen Kunga Nyingpo.
Rigden
bậc trì giữ trí tuệ; cũng là danh hiệu của các đời vua Shambhala.
Rewalsa
một thành phố nhỏ thuộc tỉnh Mandi ở Himachal Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Hồ nước nổi tiếng Tso Pema hay “Hồ Liên Hoa” có liên hệ mật thiết tới Đức Guru Padmasambhava. Đức vua của Mandi hay Zahor, cha của công chúa Mandarava, đã hạ lệnh thiêu sống Đức Guru Padmasambhava sau khi hay rằng con gái của Người vốn là một ni sư xuất gia lại chung sống với bậc đạo sư Ấn Độ này. Giàn thiêu đã cháy trọn một tuần với từng làn khói đen bốc lên cao ngất nhưng một hồ nước đã xuất hiện ngay tại nơi đặt giàn thiêu vào cuối tuần lễ đó và Đức Guru Padmasambhava hiện lên trong thân tướng một chàng trai mười sáu tuổi đứng trên một bông hoa sen mọc ở giữa hồ. Khi chứng kiến hiện tượng này, đức vua và hết thảy thần dân đều quy theo đạo Phật. Hồ nước về sau được gọi tên là Hồ Liên Hoa theo kỳ tích này.
Refuge
quy y nương tựa - nguồn che chở; chốn tin cậy; đối tượng ban sự gia trì. Ngoài việc Quy y Tam Bảo, tức là Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, được coi là những đối tượng quy y bên ngoài, trong Kim Cương Thừa, Quy y bên trong và Quy y bí mật cũng vô cùng quan trọng. Quy y bên trong nghĩa là Quy y Tam Căn Bản, nghĩa là Guru (Thượng Sư, cội nguồn của sự gia trì), Yidam (Bản Tôn, cội nguồn của phương tiện và thành tựu) và Dakini (Không Hành Mẫu, cội nguồn của sự hộ trì và công hạnh lợi tha), cũng vô cùng quan trọng. Quy y bí mật là Quy y nương tựa vào Tam Thân Phật, tức là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân.
Rechungpa (1084-1161)
còn được biết đến với pháp danh Rechungpa Dorje Drakpa, một trong hai đệ tử lỗi lạc nhất của bậc hành giả yogi xuất chúng Milarepa (1040-1123). Ngài đã kết tập giáo pháp Sáu Pháp Vị Bình Đẳng (tiếng Tây Tạng là ronyom) từ nhiều nguồn tại Ấn Độ và đã giấu kín giáo pháp này để sau này được tìm ra bởi Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (1161-1211) và giáo pháp này đã trở thành pháp thực hành cốt yếu của Truyền thừa Drukpa.
Ratnasambhava
Đức Phật Bảo Sinh - một trong Ngũ Trí Phật, có màu vàng, tương ứng với phương nam và thuộc về Bảo bộ. Những pháp tu tập liên quan tới Đức Phật Bảo Sinh có năng lực chuyển hóa độc từ tham lam và ngã mạn trở thành Bình đẳng tính trí.
Ratna Lingpa
(1403-1473) - một bậc khám phá kho tàng người Tây Tạng đã kết tập giáo pháp Nyingma Gyu Bum.
Ratna
Bảo châu
Raksha
Ái La Sát - một loại ngã quỷ.
Rabjung
một chu kỳ sáu mươi năm.
PAGE of 1 ( 14 TOTAL RECORDS)
Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,028,593
Số người trực tuyến: