| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Je Khenpo
Giáo chủ - bậc lãnh đạo tâm linh tối cao của Bhutan; khác với truyền thống truyền thừa hóa thân chuyển thế theo đó ngôi vị được chuyển từ bậc hóa thân đời này sang hóa thân đời kế tiếp, ngôi vị Je Khenpo được trao truyền cho vị Tăng được kính trọng nhất trong toàn thể tự viện, thông thường phải là một bậc đạo sư giác ngộ hoàn toàn. Sau khi triều đại của Wangchuk được kiến lập vào năm 1907, vị Je Khenpo kế tiếp, cùng với các đời Vua của Vương quốc Bhutan, đã được tôn xưng là những bậc lãnh đạo tâm linh tối cao của Vương quốc Bhutan. Đức Giáo chủ đời thứ Bảy mươi hiện thời, Ngài Je Khenpo Trulku Jigme Chhoeda, được tin là hóa thân của Đức Phật Maitreaya (Đức Phật Di Lặc), một vị Phật tương lai, và của Đại thành tựu giả Saraha.
Je Drukpa
Bậc Thầy lãnh đạo Truyền thừa Drukpa.
Java
Một hòn đảo tại Indonesia, từng là trung tâm của các vương triều Phật giáo và Hin-du giáo.
Jamyang Namgyal
Đức vua (1555-1610) – vị vua của Ladakh, phụ thân của đức vua Sengye Namgyal (1570-1642). Ngài chính thức thỉnh cầu Ngài Taktsang Rinpoche Ngawang Gyatso đời thứ I (1573-1651) tới ban truyền giáo pháp tại Ladakh khi được biết Rinpoche đang nhập thất miên mật trong một sơn động tại Orgyen Dzong, một trung tâm nhập thất của Naropa gần Zanskar. Ngài Ngawang Gyatso không chấp nhận lời thỉnh cầu này, nói lại rằng Ngài không được sự chpo phép từ bậc đạo sư của mình hoặc chỉ dẫn từ các dakini để viếng thăm triều đình Ladakh. Nam tử của Ngài, đức vua Sengye Namgyal, sau đó thành công trong việc thỉnh cầu Ngawang Gyatso tới hoằng pháp tại Ladakh, sau khi thỉnh cầu việc này với Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ V Pagsam Wangpo (1593-1653).
Jamgon Ngawang Gyaltsen
Vị đạo sư vĩ đại của Truyền thừa Drukpa tại Bhutan, thể theo lời thỉnh cầu của đức vua Nyima Namgyal (trị vì từ 1680-1720), Ngài đã tới Ladakh để hoằng pháp tại vương quốc của vị vua này. Ngài đặc biệt nổi tiếng với khả năng khai triển những thần thông và tiên tri. Ngài đứng đầu trụ xứ tự viện Stakna và du phương tại Ladakh để ban truyền giáo pháp và các pháp quán đỉnh.
Jakpa Melan
Còn được gọi là Jakme hay Jagme; một hộ pháp trong hình tướng phẫn nộ và đầy quyền lực của Truyền thừa Drukpa. Ngài là một trong bảy anh em của quỷ thần Tsen đã từng được Đức Guru Padmasambhava điều phục và chuyển hóa thành các vị Hộ Pháp. Năm 1933, khi Ngài Jamyang Kunga Senge (1314-1347), bậc lãnh đạo đời thứ XIII của truyền thừa Drukpa, viếng thăm Bhutan theo lời thỉnh cầu của Loden Gyalpo, người cháu vĩ đại của Pharo Druggom Shigpo) (1184-1251), Jakpa Melan trong hình tướng loài người đã ra tiếp đón Ngài tại Pangrizampa và tháp tùng Ngài tới Ragung Gompa Drubdey mà ngày nay là phế tích trên địa danh Dechenphu Lhakhang tại Thimphu. Trong sân nhỏ Dechenphu Lhakhang, Jarpa Melan phát nguyện trước Ngài Jamyang Junga Senge hứa sẽ hết lòng hộ pháp cho truyền thừa Drukpa, rồi biến mất vào trong tảng đá nơi sân vườn này.
Jainism
Đạo Jaina - một truyền thống tín ngưỡng tâm linh có tính lịch sử tại Ấn Độ theo đó tất cả tâm trí sống có tiềm năng linh thiêng. Khi linh hồn hoàn toàn gỡ bỏ mọi xiềng xích của nghiệp nhờ sự trưởng dưỡng trí tuệ và làm chủ bản thân, nó sẽ nhận ra bản chất chân thật của chính nó. Đạo Jaina vạch ra con đường bất bạo động để linh hồn có thể tiến tới mục đích tối thượng.
Hinayna
Tiểu thừa - khác với Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa chỉ hướng tới tự giải thoát mà chưa dẫn người khác đến sự giải thoát, ban đầu bao gồm mười tám trường phái, tuy nhiên duy chỉ có trường phái Theravada tồn tại cho đến ngày nay.
Heruka
Nghĩa đen, “Bậc Uống Máu”, uống máu chấp ngã, một pháp tướng phẫn nộ của Đức Quan Âm Avalokiteshvara. 
Hemis
Tự viện nổi tiếng nhất tại Ladakh, được kiến lập vào năm 1630 bởi Taktsang Rinpoche Taktsang Repa Ngawang Gyatso (1573-1651). Pháp hội Hemis nổi tiếng được giới thiệu bởi Gaylsey Rinpoche (Hoàng tử Mipham Tsewang Thringley Tenzin Migyur Dorje), cháu trai của đức vua Sengye Namgyal (1570-1642) và con trai của đức vua Delden Namgyal (1620-1660) sau khi Ngài trở về từ chuyến du học tại Tây Tạng. Cho tới ngày nay, Pháp hội Hemis, thường diễn ra vào các ngày mồng mười và mười một của tháng thứ 5 theo lịch Tây Tạng (có thể vào tháng sáu tháng bảy dương lịch) vẫn được coi là pháp hội kỉ niệm quan trọng nhất tại Ladakh và đồng thời được chính quyền Ấn độ quyết định là một ngày quốc lễ.
Hayagriva
Xem thêm Avalokiteshvara.
Hayagriva
Nghĩa đen là “Mã Đầu Minh Vương”, một hóa thân phẫn nộ của Đức Quan Âm và Đức Di đà, mang đầu ngựa với bờm tóc dựng ngược. Được tin rằng có thể hiển lộ dưới 108 pháp tướng, Ngài có năng lực chữa bệnh đặc biệt, nhất là các bệnh da liễu, kể cả bệnh nan y như phong cùi được cho là gây ra bởi thần rắn Nagas.
Hanley
Tự viện đầu tiên kiến lập bởi Taktsang Rinpoche Taktsang Repa Ngawang Gyatso Đời thứ nhất (1573-1651) tại Ladakh, năm 1624. Tự viện này tọa lạc tại vùng biên giới giữa Trung Hoa và Ấn độ, thuộc tỉnh Changthang.
Gyelsey Tenzin Rabgy
(1638-1696) - Bậc kế nhiệm Shabdrung Ngawang Namgyal (1594-1651); vị Druk Desi thứ tư của Bhutan, từng trị vì từ 1680 tới 1694. Ngài được ghi nhận công lao đã hệ thống hóa mười ba loại hình nghệ thuật truyền thống của Bhutan. Năm 1692, Ngài viếng thăm sơn động linh thiêng Taktsang tại Paro và cho xây một khu đại bảo điện lớn ở đây, có tên là Taktsang Lhakhang. 
Gyalwang Je
Nghĩa đen là “Bậc Thánh Vương Chiến Thắng”; pháp danh tôn kính do các dakini cúng dường lên Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Đời thứ II, Kunga Paljor (1428-1476), danh xưng được phổ cập nhất của Ngài.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,029,714
Số người trực tuyến: