| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Two Truths
Nhị đế: Chân đế và Tục đế
Two Accumulations
Tích luỹ công đức và trí tuệ.
Tweleve Niddanas
mối liên kết giữa vòng luân hồi, đó là vô minh, hành, thức, danh, sắc, lục nhập, (sáu căn), xúc, thọ (cảm giác), ái, thủ, hữu, sinh, lão, bệnh, tử.
Tulku
nghĩa đen, “sắc thân”; một hóa thân của bậc giác ngộ, người được chọn lựa tái sinh lại cõi sa bà để lợi ích chúng sinh.
Tso Pema
Xem thêm Rewalsar
Tsengod
Một vị bản tôn của tự viện Druk Sangag Choeling ở Tây Tạng.
Tsen
những linh hồn sống trên không trung và được tin là “những tên bắn” vào những người quấy nhiễu chúng và chúng có thể gây ra bệnh tật, chết chóc. Chúng xuất quỷ nhập thần với bộ da đỏ, đội mũ và cưỡi qua những dãy núi trên con ngựa màu đỏ.
Tsele Natsog Rangdol
(1608-?) – một đại học giả của Tây tạng vào thế kỉ thứ XVII, được tôn kính là hóa thân của dịch giả và đệ tử của đức Liên Hoa Sinh, Ngài Vairotsana.
Tsawei Lama
Xem thêm root guru.
Tsari
thánh địa linh thiêng của Chakrasamvara, gần tự viện Druk Sangag Choeling, phía Nam Tây Tạng, được phát hiện bởi đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa Tsangpa Gyare đời thứ I (1161-1211). Tại nơi linh thiêng này, đức Tsangpa Gyare đã tận mắt chứng kiến bản tôn hộ pháp Chakrasamvara tiên tri rằng trong tương lai Ngài sẽ trở thành đức Phật Moepa.
Tsangnyon
(1452-1507) – còn được biết là Tsangnyon Heruka, một trong ba vị thánh điên vĩ đại nhất của thế kỉ XV của Tây Tạng, thuộc truyền thừa Drukpa. Ngài là tác giả của những bài thơ và tiểu sử nổi tiếng về Ngài Marpa.
Tsang
được biết là Ü-Tsang hay Tsang- Ü; một trong những tỉnh lâu đời của Tây Tạng trải dài từ trung tâm đến vùng phía tây của Tây Tạng, nơi hiện nay là khu Tự trị Tây Tạng (TAR)
Trisong Deutsan
Đức vua Trisong Deutsan (790-844) –vị vua thứ hai trong ba vị vua Pháp của Tây Tạng, người sáng lập và truyền bá đạo Phật ở Tây Tạng và thành lập nên trường phái Nyingpa hay “Cổ phái” của Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã cúng dường một trong những hoàng hậu của mình, bà Yeshe Tsogyal (757-817), công chúa của Karchen lên đạo sư Liên Hoa Sinh và bà đã trở thành một trong những hành giả tâm linh và bậc thượng sư chứng ngộ thành tựu nhất thời bấy giờ. Ngài đã thỉnh mời rất nhiều bậc thượng sư vĩ đại như Đạo sư Liên Hoa Sinh, Shantarakshita, Vimalamitra và các bậc thượng sư khác của Tây Tạng, xây dựng trung tâm Samye tương tự trung tâm Odantapuri, trung tâm tự viện lớn nhất gần Đại học Nalanda trứ danh; sắp xếp cho những học giả và dịch giả dịch các tập văn bản linh thiêng và Ngài còn thiết lập nên rất nhiều trung tâm tu học và đào tạo phật giáo. Các hóa thân chuyển thế đời sau của Ngài là Nyang Ral Nyima Özer (1124- 1192), Guru Chokyi Wangchuk (1212-1270), Jigme Lingpa (1729-1798) và Jamyang Khuyentse Wangpo (1820-1892).
Tri-Ratna
Tam Quy trong Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng
Tripitaka
Tam tạng của Đức Phật Thích Ca hay còn gọi là Tam Tạng kinh điển, đó là: Luật tạng, Kinh tạng và Kinh Vi diệu Pháp (Luận tạng), trong đó Mật thừa đôi khi được coi là tạng thứ tư.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,185
Số người trực tuyến: