| Drukpa Việt Nam

Bạn đang ở đây

Giải thích thuật ngữ
Các khái niệm Mật thừa - Kim Cương thừa
A B C D E F G H J K L M N O P R S T U V W Y Đ
Trikaya
tam thân của đức Phật trong Phật giáo Đại thừa, đó là, Pháp Thân, Hóa Thân, và Báo Thân, trong đó Hóa Thân đôi khi còn được gọi là Sắc Thân.
Treasure House of Knowledge
Xem thêm Abhidharma-kosha.
Trayastrimsha
Thế giới của ba mươi ba bị trời; tầng trời thứ năm của cõi Dục Giới và là tầng trời cao nhất vẫn duy trì mối liên hệ vật lí với phần còn lại của thế giới. Cõi này được đặt trên đỉnh núi Tu Di, ngọn núi trung tâm của thế giới.
Torma
vật tượng trưng làm chủ yếu từ bột mì và bơ được dùng trong các nghi lễ mật thừa hay được coi là những phẩm vật cúng dường trong Phật giáo Kim Cương Thừa.
Toglen
cho và nhận” một thực hành thiền định nhằm rèn luyện tâm vị tha trong hình thức mạnh mẽ nhất, trong đó hành giả tự mình nhận lấy những khổ đau của người khác và cho đi hạnh phúc, thành công của chính mình.
Togdenma
Xem thêm yogini.
Tog den
Xem thêm yogi.
Tirthankar
còn được gọi là Tirthankara, có nghĩa là “Người lội qua chỗ cạn” hay Jina(/em> có nghĩa là “Người Chiến Thắng” hay “Thắng Giả”. Ngài là một người bình thường đã đạt tới giác ngộ nhờ tu khổ hạnh và sau đó đã trở thành hình mẫu cho những người tìm kiếm sự hướng đạo tâm linh.
Tipupa
nghĩa đen là “người bồ câu”; là hóa thân của người con trai lớn của Đức Marpa là Ngài Dharma Dode, người đã được chọn vào ngôi vị trì giữ Truyền thừa khẩu truyền của Đức Marpa. Mặc dù vậy, Ngài thị tịch trong một tai nạn do cưỡi ngựa và do không thể tìm được một thân tướng phù hợp cho tâm thức, Ngài Dharma Dode đã chuyển tâm thức của Ngài vào thân một con chim bồ câu mới chết vì bệnh, cùng với toàn bộ những lời huấn thị bí mật khẩu truyền của Đức Marpa. Đức Marpa liền gửi con chim bồ câu này tới một nhà xác ở Ấn độ nơi xác của một cậu bé mười sáu tuổi đang chuẩn bị được hỏa thiêu. Ngài Dharma Dode liền chuyển tâm thức từ thân con chim bồ câu sang thân đã chết của cậu bé và cậu bé lập tức sống lại và được gọi là Tipupa. Ngài là một đệ tử của Đức Naropa và Đức Maitripa và được đón nhận vô số giáo pháp vô hình từ hai Ngài. Ngài Rechungpa đã được đón nhận những giáo pháp dakini vô hình từ Đức Tipupa và đã truyền lại các giáo pháp này cho Ngài Milarepa.
Timug
Vô minh – sự không biết, ảo tưởng, thiếu nhận thức rõ ràng.
Tilopa
còn được biết đến với danh hiệu Tili Sherab Zangpo trong tiếng Tây Tạng. Được kính ngưỡng là một trong tám mươi tư đại thành tựu giả Ấn độ, Ngài là Căn Bản Thượng Sư của Đức Naropa.
Three root samayas
tam giới căn bản – ba giới nguyện gốc quy định một hành giả cần coi mọi pháp tướng đều là bản tôn, mọi âm thanh đều là chân ngôn và mọi tâm thức đều là Pháp Giới.
Three Dharma Kinh of Tibet
Ba vị Vua Pháp của Tây Tạng - Đức Songtsen Gampo (617-650), Đức Trisong Deutsen (790-844) và Đức Ralpacan (806-838) được tin là hóa thân tương ứng của Đức Quan Thế Âm, Đức Văn Thù và Đức Kim Cương Thủ, những bậc đã thiết lập nền tảng Đạo Phật và thỉnh mời vô số học giả giác ngộ và bậc thầy tâm linh tới hoằng pháp tại Tây Tạng.
Three Bodhisattvas
thông thường chỉ Đức Quan Thế Âm, Đức Văn Thù và Đức Kim Cương Thủ, tiêu biểu cho tâm từ bi, trí tuệ và quyền năng của hết thảy Chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai. Đức Jamyang Yeshe Rinchen (1364-1413), Đức Namkha Palzang (1398-1425) và Đức Sherab Zangpo (1400-1438) đã được ấn chứng là hóa thân của ba vị Bồ Tát trì giữ ngôi vị lãnh chúng Truyền thừa Drukpa sau chín vị vua họ Senge và trước khi Đức Gyalwang Drukpa đời thứ II Kunga Paljor (1428-1476) hóa thân trở lại.
Thogme Zangpo
(1297-1371) – Một học giả lỗi lạc, đản sinh ở Paljung, phía đông nam Tự viện Sakya nổi danh tại Tây Tạng. Giáo pháp lừng danh của Ngài về Bồ Tát Hạnh mang tên “Ba mươi bảy pháp thực hành Bồ Tát Hạnh” (Thirty- Seven Bodhisattva Practices) là một trong những giáo pháp quan trọng nhất về sự rèn luyện tâm thức để trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm.
PAGE of 27 ( 399 TOTAL RECORDS)

Trang

Chúc mừng năm mới
Số lượt truy cập: 3,026,229
Số người trực tuyến: